Người lớn hỏi sao cháu lại nói "Xaolone" khi Rap, phân tích sự thăng trầm của Rap Việt, có những bối cảnh ngôn ngữ đường phố cần được chấp nhận

Người lớn hỏi sao cháu lại nói "Xaolone" khi Rap, phân tích sự thăng trầm của Rap Việt, có những bối cảnh ngôn ngữ đường phố cần được chấp nhận

Nhạc Rap Việt trong 2020 đã có những cơ hội đầu tiên để trở nên chính thức thịnh hành trong xã hội. Mặc dù cộng đồng này cũng đã có nhiều cuộc thi lớn trên sóng truyền thông và tham gia các cuộc thi quốc tế có tầm ảnh hưởng giai đoạn trước đây.

Tuy nhiên do một số đặc thù của thị trường Việt Nam, thì cho đến nay nó mới được định hình rõ ràng trong tư tưởng của khán giả, thông qua hai chương trình truyền hình King Of RapRap Việt.


Mặc dù cả hai đã lột tả được phần nào định nghĩa về Rap một cách trực quan, như giai điệu, phong cách biểu diễn, trang phục, văn hóa Hip Hop trong nó vv.. nhưng có một số bối cảnh nhất định chưa thể hiện ra, cũng cần nhanh chóng giúp khán giả tiếp cận thêm để có cái nhìn tổng thế hơn. Trong đó có một phần chúng tôi xin mạn phép gọi là "ngôn ngữ đường phố".

Đây là một loại ngôn ngữ được giới trẻ thường xuyên sử dụng hàng ngày, chắc hẳn ai cũng đã từng bị người lớn hỏi "Tại sao cháu lại nói từ Xaolone" hoặc hàng trăm câu khác giống như vậy, và trong nhạc Rap cho dù là "hỉ, nộ, ái, ố" thì cũng ít nhiều xuất hiện ngôn ngữ này.

Nhưng tại sao chúng ta mong muốn khán giả rằng, đã chấp nhận nghe và yêu thích Rap, thì cũng phải quen với những từ ngữ ngày, vậy hãy cùng ngẫm lại chiều dài phát triển của ngôn ngữ tại nước ta và sự thăng trầm của Rap trong đó.


Đầu tiên đó là thời điểm ông bà bố mẹ của thế hệ Rap đầu tiên của Việt Nam lớn lên, họ quen với lời răn đã đi vào lịch sử "nam nữ thụ thụ bất thân" xuất phát từ thời phong kiến.

Cho đến bản thân các Rapper này khi trưởng thành cuối 90s đầu 2000, thì ảnh hưởng bởi định kiến về nam nữ cầm tay, hôn nhau ở ngoài đường là không lịch sự với ánh nhìn của người lớn, còn bạn bè thì nói đó là "sến sủa".

Muộn hơn một chút, thì Rap "dizz" hoặc ai được tham dự Rap Battle nếu không nghe quen, thì không thể chịu nổi áp lực của ngôn ngữ "đậm chất đường phố" trong những khung cảnh này.


Nhiều Rapper trong ảnh (sưu tầm) nổi tiếng với Rap Dizz và Rap Battle với ngôn từ sốc

Do vậy, khi xâm nhập và bắt nhịp làm quen với văn hóa Rap, khán giả ngày nay, đặc biệt là những phụ huynh, người lớn tuổi sẽ có chút thắc mắc về sự "ngỗ ngược" của người chơi. Tuy nhiên cũng như việc nam nữ bị dị nghị khi "đụng chạm" chốn đông người trước đây, trong nhiều bối cảnh diễn ra sau này, nó đã được chấp nhận ở xã hội hiện đại.

Rap cũng vậy, hiện tại người chơi nó 90% là giới trẻ họ có suy nghĩ của riêng mình về văn hóa này, có thể nói là không khắt khe vì họ thực sự hiểu nó.

Và cũng với phần lớn trong số họ, khi khán giả nghe thấy Rap những từ ngữ trong ngôn ngữ đường phố, với họ chỉ là trong bối cảnh đó, còn từ ngữ đó không đại diện cho tri thức, hay toàn bộ suy nghĩ của họ. Hoặc đó chỉ là một tác phẩm nhỏ cho một phân khúc nhỏ, chứ không nhắm đến cả cộng đồng.


Chính vì vậy, khi nghe hoặc gặp gỡ những Rapper có ngôn từ chưa thuận, hãy khoan đừng vội phán xét, bởi mỗi nền văn hóa có một đặc thù, và khán giả khi hiểu nguyên lý đã hình thành nên nó, đôi khi họ không chỉ thể hiện sự cảm thông mà còn ủng hộ như công chúng ở rất nhiều quốc gia khác đã từng làm.

Rap Việt trong thời gian tới chắc chắn sẽ lên cao, và trong những bối cảnh cụ thể, ngôn ngữ đường phố vẫn cần được cả những người trong cộng đồng lẫn khán giả đại chúng hiểu rằng, nó là một phần quan trọng của nhạc Rap.

*Ảnh sưu tầm

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.