Vans - Tại sao Hip Hop trở thành trọng tâm của một thương hiệu gắn liền với trượt ván

Vans - Tại sao Hip Hop trở thành trọng tâm của một thương hiệu gắn liền với trượt ván

Đối với nhiều người, Vans luôn là một lựa chọn tốt vì giá cả phải chăng của nó so với Nike hoặc Adidas. Ngoài ra, thiết kế của Vans cũng luôn hợp thời, cùng nhiều phối màu ấn tượng và chất lượng ổn áp. 

Tuy nhiên, Vans không phải lúc nào cũng thuận lợi với công việc kinh doanh của mình. Trong một thời gian dài, họ đã gặp nhiều khó khăn và cần có nhiều sự hỗ trợ, trước khi hướng tới một nền văn hóa giúp họ vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD: Hip Hop.

Như nhiều thương hiệu khác, văn hóa Rap đã hồi sinh Vans và tạo cơ hội cho nó phát triển. Và dưới đây là toàn bộ cuộc hành trình đó.

Năm 1966…


Paul Van Doren thành lập một công ty ở Anaheim, California chuyên sản xuất giày đế cao su “lưu hóa” - mà ông đã hoàn thiện sau hơn hai thập kỷ làm việc tại một công ty cao su. Ông đã gọi công ty riêng của mình là Công ty Cao su Van Doren.

Trong vài ngày đầu tiên, họ đã bán được 12 đôi giày. Và trong vòng vài năm, họ đã trở thành nguồn cung cấp chính cho những trượt ván cần có giày có đế dày tại California.

Trượt ván phủ sóng California

Thời điểm Van Doren thành lập công ty dừng như không thể hoàn hảo hơn, vì lúc đó tại California đang hoàn toàn hướng về trượt ván sau khi họ tìm một bộ môn có thể thực hành trên đất liền như lướt sóng. 

Hiện tượng trượt ván ngày càng phát triển rộng nơi đây, và Vans đã tìm được một đối tác mới để giúp quảng bá giày của họ.

Tony Alva


Tony Alva là vận động viên trượt ván chuyên nghiệp lớn tuổi nhất trên thế giới và là người tiên phong trong bộ môn Vertical Skateboard (loại hình di chuyển phương ngang (trên mặt đất) sang phương thẳng đứng (trên một đoạn đường dốc hoặc đường nghiêng khác), mà phổ biến đó là trượt liên tục hai dốc thẳng đứng trong một khuôn viên và thực hiện các kỹ thuật).

Năm 1974, Tony hợp tác với Vans “The Era” - đôi giày trượt ván đầu tiên. Nhờ vậy, Vans dần phát triển về mặt văn hóa lẫn tài chính.

Đến thập niên 80


Sự phổ biến của môn trượt ván đã đạt đến một tầm cao mới và Vans được coi là một phần của văn hóa giới trẻ. Đến mức mà các nhóm Hip Hop đời đầu như Beastie Boys, Kriss Kross và NWA thường xuyên mang Vans trong các cuộc phỏng vấn và Video của họ.

Tuy nhiên đến năm 2003, Vans tiếp tục gặp khó khăn…

Sau thành công vang dội vào những năm 80, mọi thứ dần nguội lạnh đối với Vans vì xu hướng trượt ván bị suy giảm. 

Vans phải đối mặt với các vấn đề tài chính dẫn đến việc đóng cửa các cửa hàng và sự không chắc chắn trong tương lai. Đó là điều mà họ đã từng giải quyết một lần trước đây. Mọi thứ vô cùng ảm đạm cho đến khi Hip Hop thực hiện một sự thay đổi về văn hóa.

Vào khoảng năm 2006

Làng nhạc Rap đang dần chuyển hướng từ Gangsta Rap sang luồng gió mới.

Vào thời điểm đó, các thị trường lớn nhất của nhạc Rap là New York và Atlanta, trap hiện giờ là dòng nhạc chủ đạo. Kèm một loạt nghệ sĩ mới đang nổi lên từ Trung Tây và Bờ Tây với những thương hiệu thời trang đường phố mới như DGK, Zoo York và Supreme - những thương hiệu này đều có nguồn gốc từ môn trượt ván.

Là khi Lupe Fiasco sáng tác một “bài quốc ca”


Lupe Fiasco đã phải đối mặt với ngã rẽ trong sự nghiệp trước khi trở thành ngôi sao như hiện nay.

Chill, Người đồng sáng lập hãng thu âm “1st & 15th” với anh bị bắt vì tội buôn bán ma túy, điều này dẫn đến câu hỏi Lupe muốn được biết đến lâu dài vì điều gì. Sự kiện đó đã dẫn đến một trong những bài hát nổi tiếng nhất của anh ấy: Kick, Push.

Kick, Push xuất hiện vào thời điểm nhiều thành phố của Mỹ phải đối mặt với quá trình đô thị hóa và những người trượt ván bị đẩy ra ngoài công viên và khu vui chơi giải trí được xây dựng để trượt ván (với lý do không chính đáng).

Kick, Push đã làm cầu nối giúp rất nhiều thanh niên Da màu đến với trượt ván - một nền văn hóa mà trước đây họ không quan tâm. Sự xuất hiện của Lupe cho thấy một khía cạnh khác của Hip Hop được đánh dấu bằng văn hóa truyện tranh, phim hoạt hình, và các thương hiệu quần áo như Bape và giày thể thao như Vans.

Sau đó, vùng Vịnh chiếm vị trí trung tâm…


“Tôi đi bộ qua một số khu vực bẩn thỉu nhất của Oakland và nhìn thấy những đứa trẻ đang trượt ván, đó là điều mà bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy trước khi Vans ra mắt”. - Stunna, The Pack.

Trong khi Lupe đang có một năm đột phá thì ở Bờ Tây, một nhóm nhạc đến từ Vùng Vịnh California đã tạo ra một kỷ lục mà đã thay đổi quỹ đạo của Vans mãi mãi, họ là The Pack với chính bài hát tên “Vans"!

“Vans” nhanh chóng chiếm lĩnh mọi nơi với câu hát: “got my vans on and they look like sneakers”. Và cứ như thế, toàn bộ phong trào bắt đầu lan rộng từ Vịnh đến tận Bờ Đông nước Mỹ.

Nhờ “Vans”, văn hóa Vùng Vịnh đã gây bão khắp cả nước.

Giống như các phong trào văn hóa khác, mọi người bắt đầu áp dụng tiếng lóng, phong tục và phong cách ăn mặc của vùng Vịnh, trong đó có Vans. Nhờ bài hát này, ngay cả những người không đến từ California hoặc không thuộc nền văn hóa trượt ván cũng bắt đầu mua Vans để mang.

Vans bây giờ chính thức là đôi giày dành cho những đứa trẻ sành điệu. Chưa kể giá của một đôi Vans chỉ bằng một nửa giá của một đôi Air Force Ones. Sau khi The Pack phổ biến, các cửa hàng Vans báo cáo thật khó để giày còn trong kho và doanh số bán hàng đã tăng 20-30%.

Vì vậy, Vans tập trung vào Hip Hop…


Dường như sự thành công của bài hát “Vans” của The Pack đã khiến VF Corporation (chủ sở hữu của Vans) coi trọng Hip Hop hơn.

Việc chứng kiến ​​sự xâm nhập thị trường và tiếp cận khán giả Da màu mạnh mẽ đã mang lại cho họ động lực để tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với cộng đồng Hip Hop. 

Vans quyết định tạo ra bộ sưu tập “Off The Wall” và liên hệ với Lupe Fiasco (người đã có công mở rộng làn sóng trượt ván trong Hip Hop) và tặng anh ấy bộ sưu tập củ riêng mình với Vans.

Họ tôn vinh những nghệ sĩ biểu tượng


Trong khi làm việc với Lupe, Vans tiếp tục tìm kiếm những nghệ sĩ khác để hợp tác trong lĩnh vực Hip Hop bao gồm Ice T và Lil Wayne.

Họ đã liên hệ với Odd Future để kinh doanh giày thể thao đồng thương hiệu vào năm 2013 qua “Vans syndicate” (hiện đã không còn tồn tại). Và hai năm sau, họ lại tiếp cận với Tyler The Creator, họ đặc biệt dành cho một hợp đồng Solo cho anh.

Ngày nay...


Vans vẫn nghiêng về Hip Hop. Họ đã hợp tác với A Tribe Called Quest vào năm 2018 (một sự gợi lại nguồn gốc Hip Hop những năm 90 nhân kỷ niệm 25 năm album Midnight Marauders ra mắt).

Vans vẫn đang phát triển mạnh mẽ, mặc dù dữ liệu bán hàng trong vài năm qua hầu như không thay đổi nhưng họ đang thực hiện những bước đi đúng đắn để phù hợp với văn hóa.

Với văn hóa trượt ván và văn hóa Hip Hop vẫn là anh em ruột thịt, có thể nói rằng Vans sẽ luôn có chỗ đứng trên thị trường.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.