Cuộc cách mạng của Barbershop tại Việt Nam

Cuộc cách mạng của Barbershop tại Việt Nam

Các tiệm cắt tóc nam Barbershop không chỉ đơn thuần giúp phát triển kinh tế văn hóa mà còn củng cố bản sắc của người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ. Đối với cộng đồng người da màu, các điểm cắt tóc còn là ngôi nhà thứ hai, trung tâm văn hóa, thậm chí có người cho rằng nó là bệnh viện có thể chữa được bệnh khi họ đến hòa nhập ở đó.

Loại hình cắt tóc này có từ thời kỳ nô lệ của nước Mỹ và khi nó chính thức là một nghề từ thế kỷ 19 thì tiệm cắt đã trở thành nơi người da đen bắt đầu thấy họ có quyền lực khi tụ tập ở đây. Từ đó bước ra ngoài, họ sẽ tự tin hơn với bề ngoài được chăm sóc kỹ và hơn nữa họ thấy rằng có một người tư vấn, chăm sóc họ, khác với bình thường khi họ phải phục vụ người khác ở vị trí nô lệ.


Và thế kỷ 20, Babershop là dấu mốc quan trọng như một cuộc cách mạng về quyền tự do của con người đối với cộng đồng người da màu trên toàn thế giới.

Và nó trở thành nhân tố giúp định hình Hiphop bắt đầu từ giữa những năm 1980, khi cộng đồng này bắt đầu phát triển. Những kiểu đầu được thiết kế phức tạp, phá cách, cùng sắc màu đa dạng, đã chính chức đưa Barbershop từ dịch vụ thông thường lên trở thành một ngành công nghiệp giải trí.

Hiện cuộc cách mạng đó cũng đã lan đến Việt Nam trên khắp ba miền, chủ nhân của chúng cũng có nhiều người xuất thân từ các thành viên trong cộng đồng văn hóa đường phố. Do vậy, phần còn lại của bài viết chúng tôi sẽ đưa các bạn đi thăm một số tiệm tóc Barbershop nổi tiếng để hiểu thêm về mô hình này.

Chuỗi tiệm Bờm Barbershop có tại Hà Nội và Bắc Ninh, sở hữu bởi một Bboy của nhóm Halley Crew


Chuỗi tiệm 4Rau Barbershop tại xunh quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu bởi một Bboy của nhóm Big South Crew


Chuỗi tiệm Liêm Barbershop có nhiều địa điểm tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, sở hữu bởi một người đam mê Tatoo.


Ảnh sưu tầm

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.