Chấn thương thường gặp khi luyện tập Parkour (phần 2)

Chấn thương thường gặp khi luyện tập Parkour (phần 2)

Phần 1 trong Se-ri ‘7 chấn thương thường gặp khi chơi Parkour' đã được VHĐP đăng tải trước đó. Và giờ đây sẽ là phần 2. 

4. Bong gân vùng gối (Knee Sprains)


Bong gân và chấn thương vùng gối có lẽ là hai chấn thương tàn khốc, và mất nhiều thời gian hồi phục nhất. Người luyện tập Parkour hay mắc phải những chấn thương này do không tiếp đất đúng cách, luyện tập quá sức hoặc đôi khi do cơ thể bị mất thăng bằng khi thực hiện động tác.  

Một vài cách để hạn chế bong gân vùng gối:

  • Học cách tiếp đất sao cho thật nhuần nhuyễn. Hãy đảm bảo rằng áp lực lên cơ thể được “hấp thụ” đúng cách. 
  • Cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi giữa những lần luyện tập. 
  • Nhớ khởi động thật kỹ trước khi luyện tập.
  • Tập cho cơ thể có một nền tảng vững vàng, để nó không bị quá tải khi thực hiện các bài tập. 
  • Hãy thêm vào chương trình tập những bài giãn cơ.
  • Tập cho cơ thể có thêm độ thăng bằng. 

5. Bong gân mắt cá (Ankle Sprains)


Đây có lẽ là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở người chơi Parkour, đặc biệt là với người mới. Chúng thường xảy ra khi ta thực hiện các động tác như Precisions, Stride Precisions, Wall Runs, hoặc Landings, khi người chơi dồn quá nhiều áp lực vào cổ chân. 

Một vài cách để hạn chế bong gân mắt cá:

  • Học cách tiếp đất thật kỹ. 
  • Để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
  • Khởi động thật kỹ.

6. Vai và hông bị bầm (Shoulder and Hip Bruise from the roll)


Chấn thương này thường xảy ra khi ta thực hiện các động tác nhào lộn. Chúng có thể sẽ trở nên nghiêm trọng nếu ta không biết cách ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. 

Một vài cách để hạn chế trình trạng vai và hông bị bầm:

  • Học cách nhào lộn cho đúng. 
  • Cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
  • Khi mới tham gia Parkour, nên luyện tập ở nơi có địa hình mềm như đệm, bãi cỏ, khi cơ thể dần quen thì mới chuyển qua những mặt phẳng cứng hơn.

7. Rách da tay (Rips on the Hands)


Những vết trầy xướt bình thường thì không nói làm gì, nhưng các chấn thương nghiêm trọng có thể làm cho tay của bạn trở nên “tàn phế" trong một vài ngày. Chấn thương này thường rất khó chịu bởi tay là bộ phận chúng ta phải sử dụng nhiều trong hoạt động đời sống. 

Kết Luận

Và đó là 7 chấn thương thường gặp khi chơi Parkour. Nếu anh em còn biết những chấn thương nào phổ biến thì hãy đóng góp cho VHĐP, để chúng ta cùng nhau tìm ra nguyên nhân và cách phòng tránh nhé.

Peace and Love,  

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.