Thương hiệu R16 mặc dù đã dừng tổ chức và mô hình đó đang làm với một tên gọi mới. Nhưng nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, trong việc nói lên sự thành công của chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ phát triển cộng đồng Hip Hop nước này và thế giới. Kể từ đó đến nay, đây được coi là kiểu mẫu sử dụng các hình tượng nghệ thuật đường phố để khuếch trương thương hiệu quốc gia.
Trước đó tại quê hương Hip Hop - Mỹ đã thành công trong biến đổi danh phận cho người da màu từ Rap. Thì điều này cũng đã diễn ra tại châu Á, ở một đất nước có văn hóa đường phố khá tương đồng với Mỹ đó là Hàn Quốc, trong khi đầu những năm 2000, nhạc Rap cũng khá ổn định và đã là một nền kinh tế riêng trong Hip Hop, thì Breaking tại Hàn Quốc mới bắt đầu có những thành tựu lớn và cần xác định được vị trí trong các tầng lớp xã hội.
Và thật sự chính quyền đã ra tay hỗ trợ một cách khá mạnh mẽ để cộng đồng Breaking làm được điều đó và R16 đã ra đời. Sau 9 năm triển khai nó đã định hình được vị trí của BBoy/BGirl trong giai cấp xã hội Hàn Quốc, họ có một cuộc sống khác và trở thành một thế lực trong cuộc sống nghệ thuật tại quốc gia này. Mặc dù hiện tại đã dừng tổ chức với những lý do không chính thức, tuy nhiên nó đã hoàn thành trách nhiệm đưa xã hội nhìn Breaking đến một nhận thức mới, đó là một lĩnh vực nghệ thuật chính thống, một hệ thống nghề nghiệp có đóng góp vào nền kinh tế một cách hữu hình.
Cho đến nay sự ổn định bền vững đã được định hình tại Hàn Quốc, thì làn sóng đổi mới đó tiếp tục lan rộng đến vùng đất cách nó không xa, đó là Trung Quốc, quê hương của vô số thể loại nghệ thuật dân gian và vũ đạo khác nhau có xuất xứ từ hàng nghìn năm trước. Tương tự như các quốc gia khác, cộng đồng Hip Hop Trung Quốc cũng phải vật lộn với cách riêng của mình. Có một điều đáng tiếc là thời điểm nhạc Rap bắt đầu được truyền thông để mắt, khi có những nét riêng của Trung Hoa Đại Lục không có ảnh hưởng của Taiwan, Hương Cảng vv..như trước đây. Thì họ chính thức có một số quy định hạn chế thể loại này trên truyền thông kể từ 1/2018 (Theo nguồn tin cộng đồng mạng thì do không kiểm soát được ca từ của một cuộc thi/biểu diễn Rap trên truyền hình gây nên). Tuy nhiên các thể loại khác vẫn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhảy Hip Hop với rất nhiều giải đấu được cộng đồng thế giới quan tâm đến tham dự.
Sự phát triển đồng bộ đó xuất phát từ chính sự ủng hộ của nhà nước Trung Quốc, khi mọi sự quan tâm đang hướng về thế hệ trẻ nước này. Bằng chứng là việc thành lập Ủy Ban/Hiệp Hội “China Hip Hop Union Committee – CHUC” trực thuộc Hiệp hội Vũ công Trung Quốc năm 2013. Đây là hiệp hội được thành lập với cơ cấu nhân sự lên tới gần 200 người bao gồm Chủ nhiệm, Tổng thư ký, 11 Phó chủ nhiệm, 59 Ủy viên thường vụ và 100 cán bộ nhân viên khác, với nhiệm vụ quản lý, xây dựng phát triển các bộ môn trong nhảy Hip Hop trên toàn quốc. Sự ra đời của nó đã đánh dấu một bước rất lớn trong cách nhìn của xã hội, đó chính là Nhảy Hip Hop không phải là Dancesport như cách mọi người hiểu từ đầu những năm 2000 tại Trung Quốc.
Để trở thành hội viên của Ủy Ban/Hiệp Hội, cần đạt 1/2 điều kiện rất khắt khe dưới đây, ngoài ra sau khi gia nhập hội cần tiếp tục có các chia sẻ về nghiên cứu về Hip Hop theo định kỳ.
(1) Các cá nhân đã tham gia vào các nghề trong Hip Hop (được tính từ nghiên cứu chính thức về Hip Hop) trong hơn năm năm;
(2) Các cá nhân đã giành giải nhất trong các cuộc thi cấp tỉnh và thành phố, và các cá nhân đã giành được nhiều hơn giải ba trong các cuộc thi Vũ đạo đường phố chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.
Juice Crew của BBoy Physics trong bài biểu diễn tại Đại hội thường niên Ủy Ban CHUC Thượng Hải 2019
Kể từ khi thành lập 9/2013, Ủy Ban này đã hỗ trợ thực hiện hơn 50 giải đấu, số lượng bắt đầu tăng dần từ thời điểm 2015 cho đến nay, trong đó có những giải quốc tế nổi tiếng như KOD, WDG, BoomB Jam, Red Bull Boogie vv…
Để giải thích cho việc bùng nổ của Hip Hop tại một số quốc gia như vậy, có lẽ những dẫn chứng trên đã nói lên điều đó. Công tác tổ chức và hỗ trợ từ nhà nước chiếm một phần đáng kể trong những thành công vang dội của cộng đồng sở tại.
Còn ở Việt Nam chúng ta cũng đã có nhiều giải đấu được ủng hộ từ nhà nước trong những năm vừa qua và đặc biệt là giải đấu Breaking Việt Nam trong tháng 3/2020 tiếp tục khẳng định sự quan tâm đó. Tương lai về một hiệp hội, chúng tôi cũng đã đề cập đến trong những bài viết trước sẽ hoàn thiện, mọi công tác về nhân sự, tổ chức chắn chắn sẽ có nhiều thuận lợi nếu chúng ta đặt được ra những tiêu chí rõ ràng như các quốc gia khác đã làm. Thật sự chúng ta cần những người am hiểu về Hip Hop đứng ra tổ chức và vận hành nó.
Để với mục đích, toàn bộ Hip Hop Việt Nam, không còn ngụp lăn với bài toán mưu sinh, xã hội sẽ nhìn nhận những nghệ sỹ trong ngành này, như một giai cấp mới cùng đóng góp vào nền kinh tế chung như các quốc gia khác từng làm. Những thuận lợi đã diễn ra trong quá khứ tại Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang diễn ra tại Việt Nam, cộng đồng chúng ta cũng cần sớm nhìn nhận lại cơ hội phát triển đó, để cùng góp công sức hiện thực hóa giấc mơ này.
Có thể điều kiện phát triển của mỗi quốc gia khác nhau, định hướng khác nhau, tuy nhiên ở đâu cũng có những người yêu Hip Hop và sẵn sàng làm tất cả làm cho nó phát triển, chúng tôi tin rằng các cấp quản lý nhà nước cũng vậy.
Với cộng đồng chúng ta, cũng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều việc sẵn sàng hay không sẵn sàng, trong vấn đề Hip Hop sẽ có một Hiệp hội thuộc quản lý quốc gia, tuy nhiên vòng xoay cuộc sống luôn không dừng, để làm được Hip Hop cần có nhiều cách, hi vọng các bạn sẽ sáng suốt chọn được còn đường phù hợp nhất cho bản thân mình. Dù sao đi nữa, chúng tôi hiểu rằng bạn sẽ chỉ có thể cống hiến cho Hip Hop một cách đúng đắn nhất, khi bạn chính là bạn.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.