064 Championship tại Vũng Tàu là một trong số rất ít các giải đấu còn giữ mô hình Crew vs Crew tại Việt Nam bây giờ. Trên thực tế thì hiện tại khi mở thể thức này, sẽ chỉ có khoảng 30% là số lượng đúng chất Crew đến đăng ký, còn lại sẽ là các Team đến thi đấu với tình trạng lắp ghép tương đối phức hợp. Đây là một thực tại đáng phải suy nghĩ và nguyên nhân do đâu, hãy cùng nhìn lại một số yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến nó trong suốt thời gian phát triển vừa qua của lĩnh vực nhảy.
Chung kết Crew vs Crew - 064 Championship 2019
Điều cốt lõi trong đó là sự giải thể dẫn đến sụt giảm số lượng Crew nguyên bản, chính là xuất phát từ vấn đề lý tưởng con người trong phát triển từ bản thân cho đến đội nhóm. Chắc hẳn khi một nhóm nhảy tan rã, hay mất mát một vài người dẫn đến suy yếu, mọi người đều sẽ nhớ đến giây phút ban đầu giống như câu chuyện “Kết nghĩa vườn đào” trong Tam Quốc Chí. Đây là một ví dụ điển hình cho việc, một nhóm người hành động có cùng một lý tưởng một mục tiêu.
Về lý tưởng cá nhân, dẫn chiếu lấy Red Bull BC One làm chủ thể, kể từ ngày thành lập cho đến nay, nó là một trong những giải đấu rất thành công với mô hình 1vs1, điều này vô tình tạo ra một bước ngoặt trong Breaking thương mại, đó là nó tách các BBoy/BGirl giỏi ra khỏi đội nhóm của mình. Đối với các cá nhân có tầm nhận định tốt, thì họ sẽ tham gia giải đấu này với tính chất coi như đây Crew của họ có thêm một kênh bán hàng, có thể có thêm thu nhập, sau đó họ lại trở lại hoạt động, phát triển nhóm bình thường cùng nhau, trường hợp rõ nhất đó là BBoy Wing của Jinjo Crew.
BBoy Wing tại Reb Bull BC One
Nhưng ở chiều ngược lại, cám dỗ không loại trừ ai, rất nhiều nhóm nhảy đã tan dã và biến mất cũng bởi lý do của mô hình 1vs1 này. Có thể nói đây là một hình thức, khi những người giỏi nhất của Crew lựa chọn không khéo để tham gia, có thể để lý tưởng bản thân, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm nhảy mà mình đang phục vụ.
Thành công của 1vs1 là câu chuyện của những thanh gỗ dài trong “Nguyên lý chiếc thùng gỗ”, thế nhưng sự tan vỡ của các Crew cũng có thể đến từ các “thanh gỗ ngắn”. Sự ích kỷ, cái tôi và nhiều kiểu “gỗ ngắn” khác đang tồn tại trong các Crew. Một tập thể không hiểu rằng cái thùng chứa được nhiều nước thì phải thay thế nhanh những thanh gỗ ngắn, muốn bảo vệ được đội nhóm thì phải tự thay đổi được điểm yếu của cá nhân mình.
Đa số nội bộ các Crew đang không có phương án quản lý, tất cả sự mạnh yếu đều nhìn vào kỹ thuật của họ khi tập luyện và thi đấu chứ không nhìn chung về một lý tưởng rằng, khi phát triển các yếu tố kinh tài, nhân lực, đào tạo vv.., cũng là trọng yếu. Không khó để nhận ra, Crew Việt Nam đang không có thế hệ kế cận ở 5 lứa tuổi rất quan trọng từ U15 cho đến U20.
Vậy bài toán “thanh gỗ tài chính ngắn” hay “thanh gỗ đào tạo ngắn” vv.., sẽ giải thế nào, bắt buộc phải quay lại lý tưởng, mục tiêu ban đầu, mọi người phải giải thích tại sao họ lại đi chung con đường này. Giờ đây ai không nên đi đấu nữa, ai làm đào tạo, ai phải bớt chút vinh quang đổi lấy sự “yên bình” cho những người còn lại, tất cả do sự thỏa thuận, của những người đã cùng nhau đi từ nơi bắt đầu.
Nếu chia làm ba giai đoạn Xây dựng – Duy trì – Phát triển, hầu hết các Crew Việt Nam thành công trong khoảng 5 năm đầu Xây dựng và họ thường bị tan dần trong giai đoạn Duy trì nó. Cho đến nay chúng ta không có Crew hoạt động được theo mô hình doanh nghiệp đáp ứng được chuỗi cung ứng dịch vụ liên quan đến vũ đạo. Hay nói cách khác, từ khâu sản xuất các sản phẩm nhảy, truyền tải đến cho khách hàng xem, học vv..đang không có người xây dựng triệt để.
Đó là việc thực sự những người có lý tưởng gây dựng một đội nhóm cần làm, để chúng ta có chi phí đi thi đấu, có lớp kế cận khi về già và quan trọng hơn, tránh được việc cộng đồng nhảy Hip Hop đã xây dựng xong, nhưng không ai có thể duy trì được, chứ đừng nó đến việc phát triển trong tương lai.
Một vài yếu tố nếu trên, có thể không phải là tất cả, nhưng nó thật sự cũng đã ảnh hưởng đến các mô hình khác trong nền kinh tế của chúng ta. Sự thiếu vắng của các Crew ngoài việc mang đến ít đi sự hấp dẫn của các giải đấu, nó còn cho thấy những vấn đề đang vướng mắc, trong định hướng phát triển của bản thân những người yêu thích nhảy.
Trong thời gian tới đây, chúng ta cần lấy làm tự hào, vì vẫn còn đang có nhiều Crew mạnh đang miệt mài duy trì và phát triển, để lấy đó làm thước đo và động lực biến nó thành sức mạnh tổng thành của Hip Hop Việt Nam.
Cũng mong rằng sẽ có nhiều giải đấu Crew vs Crew trong thời gian tới, để giúp đỡ cộng đồng liên tục có một sân chơi ý nghĩa không chỉ ở góc nhìn đoàn kết, mà còn ở góc nhìn phát triển kinh tế tập thể, hướng tới cộng đồng chung, thực sự có đầy đủ tiềm năng và sức mạnh trong các toàn bộ các khía cạnh, như những lĩnh vực đang thành công khác trong xã hội.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.