Giày Sneaker đã trở thành một nền văn hoá như thế nào?

Giày Sneaker đã trở thành một nền văn hoá như thế nào?

Từ khi chỉ được sử dụng với mục đích chức năng hơn là thời trang. Ngày nay, giày Sneaker đã là cả một nền văn hóa, khi vừa là một hình thức thể hiện bản thân, vừa là một hình thức nghệ thuật .

Và sự xuất hiện của nền văn hóa này có thể bắt nguồn từ sự hợp tác năm 1984 của Nike với siêu sao bóng rổ Michael Jordan cùng đôi giày Air Jordans biểu tượng.


Giày Air Jordan và sự trỗi dậy của văn hóa Sneaker

Hầu hết những người mê giày thể thao đều cho rằng sự ra đời của nền văn hóa Sneaker là nhờ sự trỗi dậy của những đôi giày được các vận động viên ưa chuộng vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80. 

Như giày Converse Chuck Taylor All-Stars đã thống trị sân bóng rổ trong nhiều thập kỷ. Sau đó kéo theo các thương hiệu như Puma và Adidas nhập cuộc. 

Tuy nhiên, điều đã biến văn hóa giày Sneaker thành một hiện tượng thực sự là sự ra mắt của Nike Air Jordan 1s vào năm 1985. Vào năm 1984, Michael Jordan đã là một tân binh tài năng, nhưng lại chưa từng chơi trong một trận đấu chuyên nghiệp nào. Mặc dù vậy, Nike (đơn thuần là một công ty giày thể thao) đã coi Jordan là tương lai của thương hiệu của họ và quyết định ký hợp đồng tài trợ trị giá 2,5 triệu đô la trong năm năm với anh.

Và sự đầu tư đã được đền đáp, khi Jordan chứng tỏ mình là một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, giúp sự phổ biến của Nike Air Jordan 1s tăng vọt.


Sự ảnh hưởng của Hip Hop và các nghệ sĩ 

Văn hóa giày thể thao tiếp tục phát triển vượt ra ngoài sân bóng rổ khi nhóm nhạc Hip Hop nổi tiếng Run-D.M.C phát hành đĩa đơn "My Adidas" vào năm 1986. Họ cũng đã có được hợp đồng chứng thực đầu tiên với thương hiệu adidas nhờ sự yêu thích với đôi adidas Superstar.

Ngoài ra các BBoy với niềm yêu thích với PUMA Suede cũng đã giúp phổ biến chúng.


Kurt Cobain của ban nhạc grunge Nirvana cũng đã biến Converse thành biểu tượng của sự nổi loạn và tuổi trẻ.

Trong khi đó, một sự thay đổi văn hóa khác đang diễn ra khi các doanh nghiệp đưa ra chiến dịch “Thứ 6 Thường Phục” đàn ông được phép cởi bỏ bộ vest của mình "và mặc một thứ gì đó thoải mái mà mọi người thấy con người thật của họ".


Giày Sneaker trở thành biểu tượng, văn hoá sưu tập và bán lại

Khi giày thể thao ngày càng được ưa chuộng hơn, các công ty giày dép tạo ra nhiều sự cường điệu bằng cách hợp tác với những người nổi tiếng và các thương hiệu xa xỉ, cũng như tung ra những phiên bản giới hạn có số lượng ít cùng thiết kế bắt mắt.

Giày thể thao hiếm được các nhà sưu tập săn đón, và thị trường bán lại cũng phát triển mạnh mẽ. Những người bán lại bắt đầu định giá những đôi giày với mức giá không tưởng, củng cố thêm sự đặc biệt của chúng!

Những nghệ sĩ chủ chốt như Rihanna, Travis Scott và Kanye West đã dẫn đầu trò chơi giày trong gần một thập kỷ với sự hợp tác với các thương hiệu.


Và rồi đến nhà Kardashian!

"Thời đại Kardashian đã có tác động rất lớn đến nền văn hóa này". Sau khi Kim Kardashian kết hôn với Rapper / nhà thiết kế thời trang Kanye West, cô và các chị em của mình bắt đầu mặc những thiết kế của anh, giúp giày Sneaker hướng đến một thị trường mới - sự pha trộn giữa thời trang cao cấp và bình dân, điều mà ngành công nghiệp giày chưa từng thấy trước đây".

Vào giữa những năm 2010, giày thể thao đã trở thành biểu tượng địa vị theo đúng nghĩa đen. 

Drake, người đã đặt làm một đôi giày Air Jordan độc nhất vô nhị bọc bằng vàng nguyên khối 24 carat vào năm 2016. Đôi giàynày ước tính có giá 2,1 triệu đô la và nặng hơn 22kg mỗi chiếc!

Việc mang những đôi giày thể thao hiếm và đẹp trở thành cách thể hiện địa vị xã hội của một số người. Nhưng không phải tất cả những người mê giày thể thao đều cực đoan như vậy. Đó chỉ là một phần của nền văn hoá Sneaker mới phát triển.


Vậy văn hoá Sneakerhead thực sự là gì?

Đối với những người sưu tập, việc sưu tầm Sneaker đã mang đến cho anh một cộng đồng. Họ đã gặp được những người bạn thực sự cho mình.

Giày thể thao cũng là cách mọi người thể hiện niềm tin của mình, như khi cầu thủ NBA Dwyane Wade đi đôi giày Li-Nings mang thông điệp "Black Lives Matter". Hay cầu thủ của NFL Blair Walsh đi đôi giày có thông điệp chống sự bắt nạt có in dòng chữ "Speak Out".

Ngoài ra, những đôi giày Sneaker cũng là những tác phẩm nghệ thuật thực sự dưới bàn tay của những nhà thiết kế.

Các nền tảng bán lại trực tuyến như StockX và GOAT cũng đã đóng vai trò chính trong sự phát triển của văn hóa giày thể thao. Các nền tảng này đã cho phép những người mê giày thể thao mua, bán và trao đổi những đôi giày thể thao hiếm và cao cấp.


Di sản của người Da màu

Nhiều thập kỷ sau lần đầu tiên xuất hiện trong ngành thời trang, giày Sneaker cuối cùng cũng được công nhận là một phần di sản văn hóa của chúng ta, đặc biệt là cách văn hóa người Da màu định hình nên di sản đó.

Nike, Adidas và Reebok cũng thẳng thắn thừa nhận rằng sẽ không có văn hóa giày thể thao nếu không có văn hóa người da đen!


Kết luận

Sau nhiều thập kỷ phát triển, giày Sneaker đã vượt xa vai trò ban đầu để trở thành một phần của nền văn hóa toàn cầu, biểu tượng của sự sáng tạo, đổi mới, và sự kết nối giữa người với người. Là sự giao thoa độc đáo giữa thể thao, nghệ thuật và phong cách sống.

 Giày Sneaker đã thực sự trở thành một nền văn hoá mạnh mẽ. Bởi mọi người có thể kể câu chuyện của mình qua nó, thể hiện bản sắc từng cá nhân.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.