Việc ứng dụng Graffiti vào các khung trưng bày sản phẩm hay còn gọi là “Window Display" là điều thường xuyên được các nhãn hàng nổi tiếng chọn và áp dụng vào các chiến lược bán hàng của mình mỗi khi muốn quảng bá cho các sản phẩm mới. Điều ấy đem lại những trải nghiệm lạ mắt, trực quan cho khách hàng cũng như tăng cơ hội thúc đẩy doanh số.
Một tủ trưng bày được vẽ Graffiti tại một cửa hàng Chanel tại Pháp
Và khi được hỏi nghệ sĩ Nguyễn Tấn Lực (Cresk), một thành viên của nhóm vẽ Graffiti nổi tiếng Wallovers từng thực hiện nhiều dự án mang tính thương mại về việc ứng dụng hình thức quảng cáo này tại Việt Nam, thì như có sự chuẩn bị từ trước câu trả lời đã được anh đưa ra rất nhanh.
“Mình hoàn toàn đồng ý và ủng hộ hết mình”
Theo cá nhân anh, cách thức quảng cáo này tại Việt Nam vẫn còn khá ít, khi tiềm năng của đất nước chúng ta thực sự vẫn còn nhiều, do lượng dân số trẻ khá đông và sở thích đang hướng mạnh về các sản phẩm nghệ thuật.
Một điểm thu hút khác của Graffiti hiện tại chính là sự thể hiện rõ nét nhất văn hóa Hip Hop không thể lẫn vào đâu được, giúp nhận diện nhanh chóng phân khúc hàng hóa cho các khách hàng, khi họ tìm kiếm theo thói quen tiêu dùng.
Ngoài ra, điều đặc biệt trên hết, đó là văn hóa của Việt Nam có một phần thói quen sinh hoạt trên đường phố và hè đi bộ, Do đó việc các quảng cáo trên các ô cửa chắc chắn sẽ rất hấp dẫn, nếu thực sự người nghệ sỹ ứng dụng đúng được tính chất của Graffiti hay Hip Hop trong không gian này. Bởi nó chỉ có một điểm khác biệt duy nhất với văn hóa gốc, đó chính là bức tường bổ sung thêm mặt kính.
Những lời chia sẻ như trên là một quan điểm chính xác tại thời điểm hiện tại, bởi xu hướng dịch chuyển của hình thức quảng cáo từ nơi này sang nơi khác là điều tất nhiên.
Có thể bạn đã từng nhìn thấy nhiều tác phẩm đã được tạo ra tương tự trong những tòa nhà ở Việt Nam, nhưng việc bổ sung thêm các ý tưởng Graffiti hoàn toàn là một việc nên làm.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.