Một nghệ sỹ Graffiti vẽ bức tranh tường tiêu tốn 575.000.000 đồng trong vòng 17 ngày – Tôn vinh hay lãng phí?

Một nghệ sỹ Graffiti vẽ bức tranh tường tiêu tốn 575.000.000 đồng trong vòng 17 ngày – Tôn vinh hay lãng phí?

Okuda San Miguel (Tây Ban Nha) một nghệ sỹ xuất thân từ Graffiti đã tái hiện lại sức sống cho một nhà thờ cổ bị bỏ hoang tại Tây Ban Nha gần 100 năm qua, bằng cảm hứng từ ngôi sao Kao mang tính biểu tượng của cá nhân mình. Với mục đích giúp cho tôn giáo nghệ thuật hòa quện với sự tôn nghiêm của tôn giáo chính thống, dự án của anh còn biến nơi đây thành một địa điểm trượt ván tuyệt vời cho giới trẻ.


Dự án nhận được sự giúp đỡ của Red Bull và nhiều nhà đầu tư khác dưới hình thức kêu gọi tài trợ cộng đồng, tổng số tiền huy động được là khoảng 25.000 đô la. Trong thời gian 17 ngày toàn bộ không gian đã được trang hoàng lại mà không mất đi sự cổ kính ban đầu của nó. Sàn trượt ván đã được dựng lên sau đó và chính thức mở cửa đón khách và người chơi từ thời điểm 10 tháng 12 năm 2015.

Theo ý kiến nhận xét của nhiều người vẽ Graffiti chuyên nghiệp tại Việt Nam, đây là dự án có hàm lượng chất xám kỹ thuật cao, huy động một nguồn lực tài chính, nhân công lớn mới có thể hoàn thành được trong thời gian như vậy. Ban đầu người ta đã xử lý lại bề mặt không còn nguyên vẹn và ẩm mốc để có độ phẳng đồng đều nhất. Sau đó là phủ một lớp sơn trắng lót để kiểm tra những khuyến điểm tồn như độ ẩm, hoặc khu vực có thể lóa vv.bởi đây là kiến trúc cong, trước khi tiến hành sơn vẽ.


Thời điểm vẽ phần mái cong vẫn là khó xử lý nhất, do các mảng màu lớn nên mọi người sử dụng con lăn cùng sơn nước để hoàn thiện màu nền để tối ưu hiệu quả, sau đó mới tiến hành sử dụng bình sơn hoàn thiện các chi tiết nhỏ. Đặc biệt với những nét vẽ thẳng sẽ được dùng bình sơn có áp xuất thấp gắn đầu cáp nhỏ để kiếm soát tốt đường vẩy của tay, ngoài ra các phần vẽ xong sẽ được dính băng keo nilon để bảo quản tách biệt so với các phần chuẩn bị sơn mới. Toàn bộ quá trình vẽ trên cao được thực hiện bằng thang nâng để đảm bảo được an toàn cho nghệ sỹ.


Toàn bộ các bức vẽ với cảm hứng là bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện sau 17 ngày, với vỏ ngoài nhà thờ không thay đổi. Phía bên trong là sự kết hợp giữa Street Art và Trượt Ván nhằm tôn vinh nền văn hóa đường phố tại nơi đây. Một nhà thờ bị bỏ hoang với chi phí xây dựng ban đầu rất lớn thể hiện sự lãng phí, tuy nhiên hiện nay nó đã trở nên hữu dụng trở thành sân chơi và điểm tham quan của giới trẻ khi đến thành phố nhỏ Llanera thuộc khu tự trị Asturias – Tây Ban Nha.


Người vẽ nó cũng đã thể hiện được tình yêu nghệ thuật và tôn vinh nghệ thuật đường phố trên quê hương mình, một lần nữa xin nhắc lại đó là Okuda San Miguel sinh năm 1980, trong vòng gần 20 năm qua đã thực hiện các bức vẽ trên rất nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Chi Lê vv. Đồng thời có khoảng 15 triển lãm cá nhân và 30 triển lãm cùng các nhóm Graffiti và Street Art khác nhau trên toàn thế giới. Anh được giới nghệ sỹ biết đến bởi ngôi sao Kao biểu tượng của cá nhân anh và các bức vẽ thường đi theo phong cách mô tả động vật, đầu lâu và biểu tượng tôn giáo.


Trong thời gian ngắn và tiêu tốn hết một số tiền không hề nhỏ, nó cho thấy mọi tác phẩm nghệ thuật để nói lên cái đẹp đều sẽ được đầu tư không hạn chế và nhiều người sẵn sàng để làm việc đó. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghệ sỹ đường phố dám nói lên mong ước thật sự của mình về những bức tranh không tưởng, trong những không gia không tưởng như ở trên, để tìm kiếm nguồn đầu tư nào đó. Giúp giới trẻ có cơ hội chiêm ngưỡng một nhà thờ tương tự, mặc dù khả năng thực hiện của họ là hoàn toàn có thể.

Tất cả vẫn là hi vọng trong chờ đợi, hoặc có thể không phải từ chính các nghệ sỹ nói ra, mà chính những người yêu thích nghệ sỹ đường phố chúng ta cũng có thể chủ động làm việc đó và cùng lôi họ vào cuộc, biết đâu chúng ta có thể tạo nên bất ngờ lớn hơn những gì mà Okuda San Miguel đã từng làm. Mong rằng các bạn cùng suy nghĩ và chúng tôi – VHDP cam kết sẽ đồng hành.


Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.