Sự bùng nổ lớn về màu sắc tại Rio năm 2016 trên đại lộ Olympic, được nhóm tác giả thể hiện trên những bức tranh tường Graffiti, đã nhấn mạnh thêm tiêu đề "Dân tộc", mà biểu tượng 5 chiếc vòng tồn tại hơn 124 năm qua luôn gợi nhớ.
Tại thời điểm diễn ra Olympic 2016, đây là bức Graffiti lớn nhất trên thế giới được một nhóm vẽ, với diện tích 3000 m2. Nó to gần gấp đôi một bức khác được ghi kỷ lục Guinness năm 2009, vẽ bởi nghệ sỹ người Mexico Ernesto Rocha.
Một phần bức tranh
Độ lớn của bức tranh cũng ẩn chứa bên trong độ lớn về tinh thần. Nó phản ánh sự phân biệt và kỳ thị thiếu đi sự bao dung đang ngày một tăng trên thế giới, nhưng với mỗi mùa đại hội, Olympic lại muốn truyền đi thông điệp: có thể mọi người khác nhau, nhưng luôn nhớ chúng ta cùng là loài người.
Chính vì vậy, Ban tổ chức cùng một nhóm bốn người với chủ đạo là Eduardo Kobra, đã giành thời gian gần 2 tháng và khoảng 12 tiếng hàng ngày, để hoàn thiện thông điệp đó bằng vô số nguyên liệu và thiết bị xe nâng phụ trợ.
Thật tiếc là không có thêm một bức tranh nào như vậy tại Tokyo năm nay, bởi đại dịch Olympic đã khiến cho nhiều quốc gia e ngại tham gia, mặc dù nước chủ nhà Nhật Bản vẫn nỗ lực và tuyên bố sẵn sàng tổ chức trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên sự đáng tiếc có thể sẽ được đền đáp trong năm 2021. Như các bạn đã biết Breaking và Skateboarding đã bắt đầu có mặt tại Olympic bằng các hình thức khác nhau, biết đâu Graffiti sẽ là một môn chơi mới trong tương lai không xa tại các giải đấu này. Khi thể thao đường phố đã chứng minh được thế mạnh của mình, thì các môn nghệ thuật đường phố cũng không ngoại lệ.
Đặc biệt với những người như Kobra, xuất thân từ khu vực đói nghèo của Brazil với những bức Graffiti trái phép, nhưng bằng ý thức vươn lên, giờ đây anh đã ở trong hàng ngũ những người tạo nên tầm ảnh hưởng của Graffiti "có phép", tới những sự kiến chính thức trên toàn thế giới.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.