Hủ Tiếu - Ẩm thực đường phố Sài Gòn thông qua các mảnh ghép Logo của tay vẽ Graffiti Huỳnh Khang

Hủ Tiếu - Ẩm thực đường phố Sài Gòn thông qua các mảnh ghép Logo của tay vẽ Graffiti Huỳnh Khang

Hủ tiếu hay Hủ tíu, một món ăn đã đỗi quen thuộc với người dân ở đất Sài Gòn, nếu kể ra thì có muôn hình vạn trạng từ hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang..... đủ các loại để lựa chọn. Nhưng về lịch sử thì theo một số thông tin, tên gọi "hủ tiếu" (từ tiếng Triều Châu “粿條”)  đã xuất hiện từ những năm 50s tại khu vực Sài Gòn. Là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi du nhập từ Triều Châu hay Mân Nam Trung Quốc, theo thời gian đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Hiện tại có khá nhiều biến thể gắn liền với ẩm thực Sài Gòn. Tuy vậy, chỉ có độc nhất "hủ tiếu gõ" trên chiếc xe đẩy lưu động thân thuộc với những con phố, ngõ hẻm được đẩy ra từ chiều chiều cho tới đêm, mà nhắc tới là hầu như ai cũng biết. Nguồn gốc thì theo báo Thanh Niên kiểu bán này đã có từ trước năm 1975. Còn với thời nay, những chiếc xe đó sẽ giống như tác phẩm Lego vừa ra mắt hôm nay của nghệ sĩ Huỳnh Khang.


Từ "gõ" đến từ tiếng "lóc có" của hai thanh tre hoặc kim loại chạm vào nhau. Mặc dù không còn nhiều như trước vì thời đại công nghệ, nhưng đâu đó về đêm "tiếng đó" lại len lỏi qua từng ngóc ngách và người Sài Gòn lại có đồ ăn để dằn bụng


Nồi nước lèo bốc khói nghi ngút bên cột điện - một đặc trưng thường thấy của xe hủ tiếu gõ. 


Cô/Chú/Anh/Chị ơi... cho con/em tô hủ tíu...ít..nhiều.. Cách gọi thân thương và quen thuộc của không ít người

Thường thường nguyên liệu sẽ là một chút hẹ, chút thịt thái mỏng thêm ít hành phi cùng sợi hủ tiếu hơi dai dai ai không muốn thì đổi sang mì, với lại thời nay ăn ngon là nhu cầu thiết yếu, nên còn có thêm nhiều lựa chọn hơn và mỗi chỗ lại có vị riêng biệt.

Thế thôi, nhưng giá cũng "bình dân", hợp với tất cả từ học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, chú xe ôm, thợ cắt tóc...đều có thể ngồi xuống và kêu một tô. Có người ăn cùng thì càng vui, không thì ngồi một mình vừa tận hưởng vừa ngắm dòng xe qua lại nó cũng thú vị không kém. 

Còn với tác phẩm lần này của Huỳnh Khang, không cần phải nói quá nhiều về độ hoàn hảo của nó, khi từng chi tiết dù là nhỏ nhất như phần dây điện, bàn, ghế.... hay bối cảnh xung quanh xe, cũng được khắc họa một cách chân thực nhất thông qua những mảnh Lego.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.