Ngày nay, khi Streetwear (thời trang đường phố) là một từ quen thuộc đối với tất cả mọi người và sự phát triển vượt bậc của nó trong giới thời trang, người ta phải nói đến di sản của Willi Smith - người được mệnh danh đã tạo ra Streetwear trước cả khi nó tồn tại. Ông là một trong những nhà thiết kế thời trang Da màu có ảnh hưởng nhất vào những năm 70, 80.
Thương hiệu quần áo cực kỳ thành công của ông - WilliWear ra mắt năm 1976, và tính đến năm 1986 đã đạt doanh thu hơn 25 triệu USD nhờ vào đặc tính thiết kế đặt con người lên hàng đầu. Tuy nhiên, ngày nay Smith lại gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Nhiều năm nay, Willi Smith được nhắc lại để cả thế giới tri ân những đóng góp sáng tạo của ông cho thời trang đường phố để cái tên này được sống lại
1. Willi Smith là ai
Willi Smith là một nhà thiết kế người Mỹ gốc Phi, người sáng lập của thương hiệu Willi Wear - một thương hiệu thời trang có tầm ảnh hưởng lớn ở Mỹ thập niên 70. Mà tới khi mất đi, Willi mới được công nhận là một trong những nhà thiết kế thời trang thành công nhất.
Sinh năm 1948, Willi Smith lớn lên ở Philadelphia với cha là thợ sắt, còn mẹ là người giỏi về nghệ thuật sáng tạo. Ông từng chia sẻ:
“Tôi là đứa mọt sách. Tôi cũng là đứa trẻ nghệ thuật không ai hiểu được. Nhưng bố mẹ tôi đã ủng hộ tôi. Nếu tôi đang vẽ, bố tôi sẽ không nói những câu như: “Sao con không chơi bóng chày đi?”. . . Gia đình tôi có lúc sở hữu quần áo nhiều hơn cả đồ ăn”.
2. Quá trình hình thành nhà thiết kế Willi Smith
Smith học nghệ thuật thương mại tại Trường Trung học Kỹ thuật Mastbaum và minh họa thời trang tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Bảo tàng Philadelphia. Nhưng thời điểm đó, ông luôn cảm thấy chán nản với việc học trên trường. Sau này, thông qua mối quan hệ của một gia đình mà mẹ anh làm dọn dọn dẹp cho, cô đã tổ chức một buổi thực tập cho Smith với nhà thiết kế đáng kính Arnold. Scaasi. Tại Scaasi, Smith đã được hỗ trợ để tạo ra quần áo cho các khách hàng như Brooke Astor và Elizabeth Taylor. Dưới sự hướng dẫn của Scaasi, Smith đã học cách tạo ra những bộ quần áo được thiết kế riêng cao cấp mà sau này anh gọi là: “Những bộ quần áo mà tôi không muốn may”.
Năm 1965, Smith rời Philadelphia để đến Trường Thiết kế Parsons ở Thành phố New York. David C. Levy, cựu giám đốc điều hành và CEO của Parsons, nhớ lại ngày Smith phỏng vấn xin nhập học. Levy từng là giám đốc tuyển sinh vào thời điểm đó, và trợ lý của ông, Carmela Hedger Lembo, đã xử lý cuộc phỏng vấn của Smith: “Tôi nhớ rất rõ điều này, bởi vì cô ấy quá sửng sốt trước chất lượng công việc của Willi Smith đến nỗi xông vào văn phòng của tôi sau khi anh ấy rời đi. Cô đã kể cho tôi nghe về anh ấy. Cô tin rằng anh là ứng viên thiết kế thời trang tài năng nhất mà cô từng gặp!”
3. Sự nghiệp của Willi Smith
Tại Parsons, Smith mài giũa kỹ năng của mình và dần được lún sâu vào nền nghệ thuật đang phát triển ở trung tâm thành phố New York vào những năm 1970. Thập kỷ này là một bước ngoặt đối với các nhà thiết kế thời trang Da màu, họ bắt đầu tạo ra ảnh hưởng đến ngành thời trang.
Năm 1976, Smith thành lập WillWear cùng với người bạn Laurie Mallet. Smith đã sử dụng một câu đơn giản để giải thích cách thức sáng tạo của WilliWear: “Tôi không thiết kế quần áo cho nữ hoàng, mà là những người vẫy tay chào khi cô ấy đi ngang qua”. Đáng chú ý, quá trình trưởng thành của Smith đã giúp anh truyền tải tất cả sang các thiết kế của mình, và mức giá phải chăng của thương hiệu, điều giúp cho WilliWear có một lợi thế không giống bất kỳ nhãn hiệu nào khác.
4. Di sản của Willi Smith đối với Streetwear
Bộ sưu tập Thu/Đông năm 1983 mang tên “Street Couture” WilliWear, là một thời điểm quan trọng đối với Smith. Vì nó kết hợp những nguồn cảm hứng trong quá khứ của anh với sự bùng nổ của văn hóa Hip Hop, giới thiệu trang phục cho các vũ công Breaking (BBoy, BGirl).
Những dấu hiệu từ thời kỳ Phục hưng Harlem xuất hiện trong bộ đồ rộng thùng thình lấy cảm hứng từ bộ Vest Zoot, trong khi phong cách hiện đại về sự thoải mái thể hiện rõ nét trên những chiếc áo sơ mi trơn và quần Jean Denim.
Vào thời điểm đó, anh ấy nói: “Là người Da màu liên quan nhiều đến việc tôi trở thành một nhà thiết kế giỏi. Hầu hết những nhà thiết kế phải chạy đến Paris để kết hợp màu sắc và vải, thì có thể đến nhà thờ vào Chủ nhật ở Harlem. Mọi thứ đều tuyệt ở đó.”
Vào những năm 80, các nhãn hiệu “xa xỉ” thống trị các sàn diễn thời trang. Sự sang trọng và xa hoa gắn liền với nền kinh tế đang bùng nổ mang lại lợi ích cho những người giàu nhất New York, hoàn toàn trái ngược với những nghệ sĩ cấp thấp sống ở trung tâm thành phố. Nhưng quần áo của Smith được thiết kế cho nhóm thứ hai, những loại quần áo có thời hạn sử dụng lâu dài thay vì bị bỏ đi theo mùa. “Thời trang là của con người, các nhà thiết kế nên nhớ điều đó. Các người mẫu tạo dáng trong trang phục, còn con người sống trong nó.”
“Người mẫu tạo dáng trong trang phục. Con người sống trong nó.” Smith phát triển niềm yêu thích sâu sắc đối với hàng dệt may của Ấn Độ, vì nó vừa trông xa hoa vừa có giá cả phải chăng, là loại vải lý tưởng cho những sáng tạo cao cấp dành cho mọi người của Smith.
Dòng sản phẩm WilliWear của Smith cung cấp mọi thứ từ áo phông họa tiết đến áo choàng đến trang phục thể thao táo bạo, chống lại sự phân loại. Willi Smith chưa bao giờ giả vờ rằng mình “làm trong ngành thời trang”; anh tự hào với việc bán quần áo thật, có thể mặc được.
Những Item quần túi hộp, áo sơ mi rộng rãi và áo khoác dài mang phong cách phi giới tính,... không phải vì nó hợp thời trang mà vì nó giúp mọi giới tính và hình dáng cơ thể dễ dàng mặc đồ WilliWear hơn.
Rộng rãi là cốt lõi đối với cách tiếp cận của nhà thiết kế Da màu này trong việc tạo ra một kiểu trang phục dạo phố nguyên bản; nghĩa là quần áo để mặc trên đường phố! Tuy nhiên, Smith thích thuật ngữ “thời trang cao cấp đường phố” hơn. Smith cũng thể hiện một khía cạnh khác của thời trang dạo phố hiện nay là sự hợp tác. Anh hợp tác cùng với những người bạn và đồng nghiệp là nghệ sĩ của mình, từ Christo và Jeanne-Claude, Alvin Ailey đến Keith Haring - người đã tạo ra hai đồ họa cho áo thun WilliWear - Smith đã tạo ra những không gian, sự sắp đặt, sự thể hiện mà tôn vinh văn hóa, sự sáng tạo cũng như sự hòa nhập của giới trẻ.
Vào cuối những năm 80, WilliWear đã tạo ra doanh thu hơn 25 triệu USD, nhưng thật đáng buồn, Willi Smith gần như không còn khỏe mạnh nữa. Vì anh ta đã nhiễm HIV, Willi giấu bạn bè vì không biết về căn bệnh này hoặc xấu hổ về bệnh HIV của thập niên 80. Willi Smith cuối cùng đã qua đời vào năm 1987 do các biến chứng của hệ thống miễn dịch liên quan đến AIDS, tình trạng trở nên trầm trọng hơn do bệnh viêm phổi và khuẩn Shigella. Sau này là một căn bệnh ký sinh mà anh mắc phải trong chuyến đi mua vải ở Ấn Độ, đất nước mà Smith đã quay đi quay lại nhiều lần trong suốt sự nghiệp ngắn ngủi của mình. Anh ấy chỉ mới 39 tuổi khi ra đi!
Willi Smith được ca ngợi một trong những anh hùng da đen thầm lặng của New York, một người đàn ông thành công về mặt tài chính theo cách riêng của mình và được cộng đồng yêu mến sâu sắc.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.