PUMA Suede - Một đôi giày trường tồn với thời gian. Nó đã trải qua biết bao năm lăn lộn trong Shoe Game, giữa hàng trăm những đối thủ đáng gờm, nhưng PUMA Suede vẫn giữ cho mình cái chất riêng sau nhiều năm tháng. Nhưng chính xác thì nguồn gốc của PUMA Suede đến từ đâu? Đôi giày này có điều gì thú vị, khiến cho nó vẫn mà một món đồ “không tuổi" sau hơn nửa thế kỷ? Tất cả điều đó sẽ được VHĐP giải bày trong bài viết ngày hôm nay.
Nguồn gốc của PUMA Suede
PUMA Suede được giới thiệu lần đầu vào năm 1968, trong bối cảnh PUMA và adidas đang tranh nhau ngôi đầu bảng trong giới sneakers lúc bấy giờ. Trước năm 1968, vẫn chưa có cái gọi là cái Sneaker Culture như ngày nay. Chả ai sưu tầm giày để làm gì, thời đó cũng chẳng có ai cuồng si một đôi đặc biệt nào cả.
Đối với mọi người sneaker chỉ là một đồ dùng cá nhân dùng để bảo vệ cho đôi bàn chân và đi lại hằng ngày. PUMA những ngày đó đi đúng theo lối mòn ấy, họ chỉ tạo ra những đôi giày dùng cho một mục đích duy nhất là dùng để chơi thể thao, mà chả thèm đối hoài tới ngoại hình thay gì cả.
Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu phát triển theo chiều hướng khác đi đôi chút khi mà PUMA phát hành đôi PUMA CRACK - Một mẫu giày mà lần đầu tiên PUMA thật sự chú tâm đến kiểu dáng của nó. Họ mạnh dạng thay đổi một vài những yếu tố quá thể thao trên những đôi PUMA tiền nhiệm. Phần đế giày nay đã được PUMA cải tiến để trở nên đầy đặn hơn, với chất liệu được dùng chủ yếu chính là da lộn, trong vô cùng thời trang và cứng cáp.
PUMA CRACK chính là tiền thân của PUMA Suede sau này. Từ CRACK trong PUMA CRACK ý ám chỉ một thứ gì đó là thượng hạng, ưu việt hơn số đông. Trong thể thao, một người được gọi là “CRACK” khi họ thật sự là nhân tố nổi trội được đông đảo mọi người công nhận. Trong thời trang cũng thế, PUMA đã mang chữ CRACK này lên đôi giày của họ và thực hiện chính xác những gì mà cái chữ cái này miêu tả.
Cái tên PUMA Suede đến từ đâu?
Hai năm sau, tức vào năm 1970, lúc bấy giờ Walt Frazier Jr hay được biết đến với cái tên Clyde là một siêu sao bóng rổ mới nổi bắt đầu khuynh đảo mọi sân đấu. PUMA rõ ràng là rất thích Clyde, và đinh ninh rằng họ phải mang anh về với PUMA cho bằng được.
Năm 1972, PUMA thuyết phục được anh chàng tài năng này kí một cam kết cùng họ, rằng CLYDE sẽ chỉ mang những đôi PUMA CRACK trong tất cả mọi trận đấu của anh và dĩ nhiên là PUMA sẽ tài trợ cho CLYDE những đôi giày này.
CLYDE đồng ý thoả thuận trên nhưng kèm theo một yêu cầu đặc biệt, đó chính là với mỗi lần xuất hiện trong một trận đấu khác nhau CLYDE phải có một đôi PUMA CRACK với màu sắc hoàn toàn mới. Theo ước tính có tổng cộng hơn 390 màu sắc khác nhau mà PUMA đã từng làm ra để đáp ứng yêu cầu của CLYDE.
Điều đó cũng lý giải phần nào lý do tại sao PUMA chỉ luôn dùng chất liệu Suede - Hay còn được biết đến với cái tên thân thuộc là Da Lộn, một loại da được làm từ mặt trong của da động vật. Trong tất cả các loại da có trên thị trường lúc bấy giờ, gần như Suede chính là loại mà có thể dễ lên màu nhất.
PUMA CRACK nay cũng đã được đổi tên thành PUMA CLYDE để ám chỉ là Walk Frazier đã độc quyền đôi giày này. Trong bối cảnh mà adidas đã có cho mình Stan Smith đang thống trị trên sân Tennis với đôi adidas Stan Smith, thì PUMA cũng tham vọng thống trị sân bóng rổ với CLYDE, bằng chính đôi PUMA CLYDE.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 70s, thoả thuận giữa PUMA và Clyde đi đến hồi kết. Lúc này PUMA đang lay hoay không biết lấy cái tên gì cho PUMA CLYDE thì bỗng một sáng kiến đã được đội ngũ của PUMA nghĩ ra, rằng đôi giày này từ xưa đến giờ chỉ được làm bằng chất liệu Suede, vậy sao ta không gọi nó là PUMA Suede luôn? Và thế là PUMA Suede ra đời - Mở đầu kỷ nguyên của một huyền thoại.
Kì thế vận hội đáng nhớ của PUMA Suede
Tại kì thế vận hội năm 1968, đúng vào ngay cái năm mà PUMA Suede được ra đời, có một sự kiện vô cùng đáng nhớ mà VHĐP rất muốn nhắc đến về đôi giày này. Đó chính xác là ngày 16/11/1968, Tommie Smith - Một vận động viên người Mỹ gốc Phi đã phá vỡ kỷ lục thế giới trong cự ly chạy nước rút 200m.
Khi bước lên nhận cái huy chương vàng danh giá của mình, Smith một tay cầm PUMA Suede, một tay còn lại ông nắm thật chặt lại và đưa nó lên trời cao như một sự khẳng định, một niềm tự hào, và hơn hết, ông muốn cho cả thế giới thấy rằng: Tôi chính là người da đen, và bây giờ tôi đang đứng ở đây, và đã phá vỡ được một kỷ lục thế giới.
Khoảng khắc cực kì iconic của PUMA Suede
Đó là một trong những thời kỳ mà vấn nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối tại Mỹ. Những người Mỹ gốc phi như Tommie Smith - Hay được biết đến là những “Mỹ Đen" sinh sống và làm việc tại Mỹ luôn bị miệt thị đến tận cùng chỉ vì cái màu gia và những định kiến mà người ta gán ghép cho mình. Họ chẳng biết làm gì hơn ngoài việc phấn đấu liên tục trong đời sống và tìm cách để thể hiện cho mọi người thấy rằng chúng tôi không hề tồi tệ đến thế, rằng chúng tôi cũng là một con người như tất cả các bạn mà thôi
Cái huy chương vàng của Smith là một dịp rất lý tưởng để ông thay mặt cộng đồng của mình nói lên tất cả những điều này và bỗng nhiên việc PUMA Suede xuất hiện cùng ông cũng đã khiến nó được hưởng phần nào cái tinh thần ấy, biến PUMA Suede trở thành một mảnh ghép nho nhỏ trong cuộc chiến đấu tranh giành lại quyền bình đẳng của người da đen.
Những dấu ấn đầu tiên cùng các BBoy/BGirl
Vào năm 1980s, khi mà Hip Hop đang dần dần được thai nghén, kéo theo đó là sự xuất hiện của các nhóm nhảy Breaking hay truyền thông bấy giờ gọi là Breakdance, thì bỗng nhiên PUMA Suede trở thành một tôn chỉ của họ mỗi khi chọn giày, cứ như PUMA Suede đã được thiết kế dành cho bộ môn này vậy.
Các Breakdancers bị mời gọi bởi cái chất liệu da lộn trên đôi PUMA Suede, nó bền bỉ, chắc chắn, đáp ứng được đầy đủ những gì mà họ cần cho những buổi nhảy của mình. Thêm vào đó là PUMA Suede có vô số những màu sắc, từ những tông màu trầm nhất đến nổi bật nhất, và dĩ nhiên là các công dân đường phố thời ấy rất thích điều này.
Tổ đội Rocksteady Crew
Một trong những tổ đội đã đưa tên tuổi của PUMA Suede vang xa trong Hip Hop đó chính là Rocksteady Crew - Một nhóm nhảy Hip Hop, với sở trường là bộ môn Breaking vô cùng nổi tiếng trong những năm 80s. PUMA Suede cùng với họ cứ như hình với bóng. Và bằng cách này, PUMA Suede bỗng nhiên gắn liền với Breaking, đưa nó trở thành một biểu tượng của PUMA trong thế giới Hip Hop.
Lời kết
Đó chính là những câu chuyện về PUMA Suede. Nó vẫn luôn ở đó, vẫn luôn hiện hữu trong ngồi đền huyền thoại của sneaker culture, mặc cho xung quanh là hàng tá những tân binh với công nghệ hiện đại hơn gấp nhiều lần. PUMA Suede không ồn ào, và nó cũng không cần thiết phải làm điều đó, vì bản thân của PUMA Suede luôn có vị thế riêng của mình. Có đáng tự hào không nào các PUMA fan ơi!
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.