Những sự thật ít ai biết về thương hiệu Champion

Những sự thật ít ai biết về thương hiệu Champion

Những năm gần đây Champion trở lại như một lần sóng vô cùng mạnh mẽ. Họ hợp tác với nhiều ông lớn như Vetements, Bape,... được nhiều người nổi tiếng ưa chuộng. Và đối với những thương hiệu đã có cho mình nhiều năm hoạt động trên thị trường như Champion, thì họ có rất nhiều sự thật thú vị mà có thể anh em chưa biết đến.

Vậy thì những sự thật ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Văn Hoá Đường Phố trong ngày hôm nay. 

Champion đã có hơn 100 năm tuổi đời


Năm 1919, các anh em nhà Feinbloom bắt tay với nhau và thành lập nên Knickerbocker Knitting Mills - tiền thân của Champion ngày nay. Thuở ban đầu, Knickerbocker chuyên sản xuất đồ thể thao cho các vận động viên. Sau này vì một lý do nào đó, nó đã được đổi thành Champion Knitting Mills, có lẽ vì “Knickerbocker Knitting Mills” là một cái tên quá khó đọc chăng?

Champion đã từng sản xuất trang phục thi đấu cho NBA


Trong khoảng thời gian từ năm 1989-2001, Champion chính là đơn vị sản xuất quần áo thi đấu cho hơn 27 động bóng thuộc NBA - giải bóng rổ nhà nghề Mỹ. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng chính là đơn vị cung cấp trang phục cho đội bóng rổ quốc gia Mỹ tham gia Olympics 1992 tại Tây Ban Nha. Những chàng trai Mỹ năm ấy đã đoạt huy chương vàng, phần nào khiến cho danh tiếng Champion bay xa trong cộng đồng. 

Dòng Reverse Weave chính là một trong những sản phẩm chủ đạo của Champion


Reverse Weave là một dòng vải Cotton được chế tác theo cách khá đặc biệt đến từ nhà Champion, được ra mắt vào năm 1938. Mặc cho có giá thành khá rẻ, nhưng Reverse Weave lại đáp ứng hầu hết các yêu cầu của các vận động viên. Họ cần một loại chất liệu đủ bền, không co giãn sau giặt, và Reverse Weave đã tỏ ra rất hiệu quả. Sau này Reverse Weave cũng trở thành một trong những chất liệu chủ đạo, góp phần định hình nên thương hiệu, cũng như vị trí trong lòng người tiêu dùng của Champion như ngày nay.

Champion chính là thương hiệu tạo ra chiếc áo Hoodie


Có một sự thật vô cùng thú vị về Champion, chính là thương hiệu này chính là người tiên phong tạo ra áo Hoodie - thứ hay được thấy trong tủ đồ của hầu hết các anh em ngày nay. Năm 1930, khi Knickerbocker chính thức chuyển tên thành Champion thì hương hiệu này cũng quyết định chuyển sang tập trung để sản xuất Sweatshirt. Nhằm giúp những khách hàng của mình có thể giữ ấm tốt hơn trong mùa đông, Champion đã thêm vào một cái mũ. Tuy nhiên mãi cho đến những năm 1990, thuật ngữ ‘Hoodie’ mới được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. 

Kết Luận

 Và đó chính là một vài sự thật thú vị mà có thể anh em chưa biết về Champion. Nhiều năm gần đây, với sự xuất hiện của “hằng hà sa số” các thương hiệu mới nổi, thì Champion đã không còn giữ được ngôi đầu bảng, đúng như cái tên Champion (nhà vô địch) mà nó đang mang trên mình. Tuy nhiên với chất lượng đã được khẳng định theo năm tháng, cộng với giá cả phải chăng, thì ngày nay mọi người vẫn rất ưa chuộng quần áo của thương hiệu này. Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hy vọng sắp tới Champion sẽ có thêm nhiều dự án bùng nổ hơn nữa, để họ có thể ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng. 

*nguồn ảnh: tổng hợp

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.