Mổ hai vấn đề khiến Local Brand thuộc nhóm thời trang đường phố tại Việt Nam mở ra nhiều, nhưng luôn sớm nở chóng tàn.

Mổ hai vấn đề khiến Local Brand thuộc nhóm thời trang đường phố tại Việt Nam mở ra nhiều, nhưng luôn sớm nở chóng tàn.
"Mọc ra như nấm" là cụm từ thích hợp nhất để mô tả về thời kỳ phát triển nở rộ vừa qua của các Local Brand Việt Nam. Sự ra đời của họ luôn đi kèm với những tên gọi rất kêu như "street.." "gang.." "Hype..". Nhưng câu tục ngữ " Chiếc áo không làm nên thày tu", lại ứng với sự thụt lùi gấp gáp gần đây, của rất nhiều thương hiệu trong nhóm này.


Ảnh sưu tầm
Tất nhiên là thị trường luôn có quy luật liên quan đến tỉ lệ chuyển đổi, từ hàng tỉ nhãn lọt vào một chiếc phễu rồi cuối cùng chỉ còn tồn tại vài ba thương hiệu có thể tồn tại mà thôi. Trong quá trình đào thải đó, có cả nghìn lí do để đưa ra khi những người kinh doanh đi vào thất bại, và đối với Streetwear, có hai vấn đề được coi là nổi cộm nhất, mà nhiều người chưa hiểu đó là: Họ chỉ coi thời trang hiện nay đơn thuần là quần áo và thời trang đường phố vẫn chỉ là một nền văn hóa nhỏ.

Thời trang đường phố tại Việt Nam trong 5 năm qua đã biến động không ngừng, để chính những người muốn phát kiến ra thương hiệu của riêng mình cũng rơi vào tầm ảnh hưởng. Khi một xu thế kinh doanh thời trang bùng phát, họ nghĩ rằng một cộng đồng hay cả xã hội hình như đang thiếu quần áo. Tiếng than xung quanh của bạn bè "không biết mua quần áo ở đâu" tác động đến suy nghĩ về việc phần cầu đang lớn. Nhưng thực sự đó không phải là vấn đề quần áo, mà họ đã có quá nhiều thông tin để mong muốn một thứ gì khác hơn những gì đang thấy.



Ở vấn đề số một này, chúng ta đã rớt mất rất nhiều khỏi cuộc chơi, những người làm chủ một thương hiệu, khi chỉ cố sản xuất ra được một bộ quần áo trên đó in một cái hình ngộ nghĩnh tự mình thấy hay, hoặc nhập chiếc áo rồi nhanh tay dập logo để hàng tuần ra mẫu mới kịp bán ra thị trường. Mà quên mất rằng, giờ đây vấn đề thứ 2 dưới đây mới là quan trọng.



Ảnh sưu tầm
Khoảng 3 năm trở lại đây, chắc hẳn những người làm chủ Local Brand đã nghe và xem nhiều, các hãng thời trang cao cấp chỉ giành cho giới thượng lưu trước đây, giờ nói nhiều về Streetwear trong tầm nhìn từ 5 đến 10 năm của họ.
Điều này cho thấy, những người có thể khống chế và tạo nên tầm ảnh hưởng của thời trang, đang không coi thời trang đường phố là một nền văn hóa nhỏ/ngách nữa rồi. Đặc biệt là tại Việt Nam, nơi những sinh hoạt luôn diễn ra chủ yếu trên đường phố và vỉa hè.


Chính vì vậy, tâm lý muốn mang trên mình một sản phẩm có xu hướng thẩm mỹ cao có chút gì nghệ thuật và năng động là điều các khách hàng mong mỏi. Từ đó định hình thời trang đường phố ở cấp độ là một nền văn hóa mới và lớn, đang dần thống trị. Cũng đi kèm với những yêu cầu khắt khe hơn nhằm đánh dấu rằng khi đã lựa chọn, thì khách hàng trông phải khác biệt với số đông còn lại. Do vậy bộ trang phục được thiết kế dần thể hiện một niềm tin đối với nền văn hóa mà họ đang muốn "xin" gia nhập - Streetwear.


Ảnh sưu tầm
Từ đó cho thấy, ngoài thương hiệu và một sản phẩm ví dụ như là chiếc áo, đôi giày. Chủ Local Brand sẽ chẳng nổi bật gì, nếu bỏ qua việc thổi vào trong đó "một tầm quan trọng" và đừng quên là nó đang là một thứ đã rất "To".



Ảnh sưu tầm
Và có thể ngay sau khi đọc bài viết này, bạn cũng không phải là chủ sở hữu, là người thất bại, hay đã thành công bởi sớm nhận ra hai vấn đề trên. Mà đơn thuần chỉ là một Fan của thời trang đường phố. Nhưng thật tâm sẽ có cảm nhận, rằng trong thời gian đã qua, Streetwear không chỉ còn là bộ đồ mặc trên người, hay không phải còn là một ngách nhỏ trong những chiến dịch của các nhãn hàng.
Mà chiến lược của nhiều hãng thời trang lớn nhỏ trên thế giới ngày nay, đã lấy cụm từ Streetwear - Thời trang đường phố làm lõi phát triển, và định hình nó là một nền văn hóa lớn với nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.