Local Brand là cụm từ được sử dụng nhiều, khi phát triển một số lĩnh vực hàng hóa trong nội địa Việt Nam khoảng 2-3 năm gần đây, đặc biệt là trong giới thời trang đường phố. Kể từ khi nó xuất hiện, người ta lại mường tượng đến những biểu tượng đã vang bóng một thời, mà trong giới kinh doanh Việt nói đến, để đề cao chất lượng tuyệt đối như “Hàng nội địa” - nói về những đồ vật được sản xuất dùng tại Nhật Bản một thời, hay một thứ vang bóng một thời, gần đây vẫn tồn tại nhưng đã bớt “oai” đó là những chuỗi cửa hàng đính nhãn “Made in Vietnam”.
Khi nhắc đến những sản phẩm mang tính chất Local Brand, nó sẽ khiến người mua lựa chọn ngay tức thời bởi hình ảnh tự tôn dân tộc. Chính vì vậy phong trào sử dụng đang ngày càng được nhân rộng trong nội địa Việt Nam. Nhưng có một điều như bóng ma đang trở lại, đó chính là những vấn đề không rõ ràng giống như đang tồn tại với cách xác định thế nào là “Made in Việt Nam”, cũng có thể xảy ra với Local Brand và sẽ nhấn chìm cụm từ này.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta không đi sâu vào cách xác định các tiêu chí, mà sẽ phân tích theo hướng liệu nó, có phải, chỉ là phong trào trong ngắn hạn của văn hóa đường phố hay không, hoặc nhiều người muốn phát triển trong dài hạn nhưng vấp phải quá nhiều khó khăn, mà buông súng đầu hàng.
Do vậy, trước tiên phải xác định được đây không phải là một xu hướng thời trang, mà cần đưa ra thành một cuộc cách mạng trong nền văn hóa của chúng ta, thì nó sẽ không bị hoạch định bởi tư duy ngắn hạn. Hãy nhìn cách các nhãn thời trang đường phố như Boo, Bitis, Blue Exchange vv… đang làm, đó là những phát súng đầu tiên, từ sấp sỉ 20-30 năm trước trong cuộc cách mạng này. Tuy nhiên sau ngần đấy năm, họ gần như đi trong đơn độc. Thì cho đến gần đây phong trào Local Brand thời trang đường phố, tiếp tục có sự hiện diện khá nhiều thêm các sản phẩm xuất thân từ người trong Hip Hop, để làm nóng thêm cuộc cách mạng này.
Ở khía cạnh tiếp theo, liệu có thể đi tiếp trong dài hạn hay không thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chúng ta đưa được ra vấn đề tự tôn, đã thực sự thể hiện được đam mê và sự quyết tâm rồi, nhưng cần hướng đi cho nó. Trước tiên phải trả lời được, liệu có khả năng xảy ra không, rằng niền tin của chúng tôi (khách hàng) nguy cơ bị lợi dụng. Hoặc xa hơn, với ti tỉ tấm gương thất bại, Local Brand sẽ làm gì, giả sử sẽ chống trả ra sao với thời trang ngoại nhập, chế tài ra sao với người buôn hàng nhái hoặc phải chăng tiềm năng chất liệu nào trong Việt Nam có thể thành xu thế vv... Tất cả những hoạch định tinh ý sẽ giúp bạn bớt đi việc trông ngóng sự kiên trì.
Như các bạn đã thấy, hô hào quần chúng tạo nên được cuộc cách mạng bằng tự tôn dân tộc không hề khó, nhưng ý thức đó chỉ quyết định cho suất mua lần đầu, còn để niềm tin không mọc cánh, cần tỏ rõ cho thị trường một hướng đi sáng lạng. Còn trong thế cân bằng của thị trường, khuyến nghị bên sản xuất thì cũng phải khuyến nghị hành vi cho người tiêu dùng, hãy ủng hộ doanh nghiệp Việt. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ mặc đồ Việt “cả cây”, nếu thật sự tất cả chúng ta từng bước, từng bước làm được việc đó thì thời trang Việt Nam sẽ có nhiều tương lai phát triển.
Trong nhiều năm qua, việc phát động các phong trào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” diễn ra rộng khắp, tuy nhiên mới dừng ở mức khẩu hiệu và chưa có nhiều hành động. Bên cạnh đó hàng thật đúng nghĩa "Made in Vietnam" vẫn còn là khái niệm mơ hồ và còn rất nhiều những đơn vị lợi dụng khái niệm này để lừa khách hàng cũng như chính người dân của mình với các sản phẩm không phải của Việt Nam nhưng gắn mác "Made in Vietnam" một cách bừa bãi.
Chắc chắn Local Brand sẽ còn là chủ đề tiếp tục được bàn tán nhiều trong thời gian tới, tuy nhiên bó hẹp trong cộng đồng chúng ta, tôn chỉ đã rất rõ ràng, mong bạn hãy luôn ủng hộ những gì là thật của thời trang đường phố Việt. Đặc biệt trong cộng đồng văn hóa đường phố, chúng ta hiểu hơn ai hết tính "Original - Nguyên bản".
Chính vì vậy chúng ta hãy giữ vững và phát huy tinh thần đó để phát triển, để ủng hộ lẫn nhau cũng như tự tôn dân tộc nhiều hơn nữa.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.