Chúng ta rút ra được bài học gì sau vụ lùm xùm của Kanye và adidas?

Chúng ta rút ra được bài học gì sau vụ lùm xùm của Kanye và adidas?

Nhiều tháng trở lại đây, vụ việc của Kanye và adidas là một trong những vấn đề lớn nhất được mọi người vô cùng quan tâm. Nó mang đến nhiều điều, tích cực có, tiêu cực cũng có, các tranh cãi thì liên tục được đưa ra, có người nói rằng Ye đúng, có người lại cho rằng adidas đã sai. Và chắc chắn là mọi thứ sẽ chẳng bao giờ dừng lại, mặc dù trên thực tế là cả hai đã tuyên bố "đường ai nấy đi". 

Tuy nhiên, hôm nay chúng ta hãy tạm gác lại hết những vấn đề lùm xùm xung quanh sự kiện trên, mà hãy chỉ xem xét xem rằng: Liệu sau vụ việc giữa Kanye và adidas thì chúng ta rút ra được được bài học gì?

Đầu tiên đó là câu chuyện bản quyền

Đáng lẽ ra ngay từ đầu, Kanye phải đặt ra những điều kiện rạch ròi, thậm chí là tự tay đăng ký bản quyền cho tất cả những thiết kế Yeezy của mình. Khi mọi thứ đã rõ ràng thì sẽ giảm tối đa xích mích và những vấn đề phát sinh. Tuy nhiên có vẻ như ban đầu bức tranh mà cả hai vạch ra cùng nhau hơi “màu hồng”, nên Kayne đã không thật sự quan tâm đến vấn đề này.

Sự thật cho thấy là nó đã màu hồng như thế. Nhờ Yeezy mà adidas đã trở lại cuộc chơi, trở thành đối trọng số 1 của Nike, thậm chí có vài khoảng thời gian adidas còn được đánh giá cao hơn cả Nike. Những phiên bản Yeezy phối màu Zebra, Benluga,... thời đỉnh cao đã được mua đi bán lại trên thị trường với giá hơn 20 triệu. 


Kanye cùng Yeezy 350 v2 Zebra

Tuy nhiên, cái khoảng thời gian màu hồng ấy giờ đây đã kết thúc. Kayne đã chính thức cùng adidas đường ai nấy đi, và khả năng cao là cả hai sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa. 

Thứ hai là vấn đề về sự tôn trọng mà nghệ sĩ, cũng như là nhãn hàng dành cho nhau khi làm việc 

Trong một mối quan hệ cộng tác, điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố Win-win. Thông thường thì yếu tố ấy sẽ luôn được duy trì, cho đến cái ngày có một bên muốn vượt lên để trở thành Only win, chứ không còn là Win-win nữa.

Tuy nhiên nói đi thì phải nói lại, mặc dù thương trường thật sự chính là chiến trường, nhưng có cần thiết phải làm như adidas - Copy trắng trợn thiết kế của Kanye như vậy hay không? Rồi kể cả việc tổ chức Yeezy Day mà chưa có sự đồng thuận của anh? Sự tôn trọng dành cho đối tác đã bị hãng ba sọc bỏ ở đâu? 

Kayne không chỉ lên tiếng cho riêng bản thân của mình, mà anh còn đang lên tiếng cho biết bao nhiêu nghệ sĩ khác đang hoạt động ngoài kia. Vì vậy chúng ta không thể nói rằng anh đang “làm mình làm mẩy” được. Thứ Kanye cần từ adidas không phải là một lời xin lỗi, mà đó chính là sự tôn trọng.  

Vì vậy khi hai bên làm việc với nhau, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận và quyền lợi cá nhân, thiết nghĩ ta còn phải đặt cả sự tôn trọng lẫn nhau lên bàn cân. Phải tôn trọng nhau thì mới đi xa, và phải tôn trọng nhau thì mới có thể phát triển vững bền được. 


Vụ việc của Kanye là lời cảnh tỉnh cho tất cả những nghệ sĩ, không chỉ ở nước ngoài, mà còn tại Việt Nam. Hãy nhớ rằng dù là nhãn hàng hay gì đi nữa thì họ vẫn luôn quan tâm đến lợi ít cá nhân, chứ hiếm khi nào họ mang “cái tình” vào kinh doanh, bởi bản chất của một chủ thể kinh tế vẫn là tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy khi hoạt động cùng nhau, ngay từ đầu các bạn nên vạch ra thật kỹ những điều khoản, hãy trang bị cho mình một cái đầu lạnh, cùng kỹ năng thương thảo. 

Tuy nhiên chẳng may nếu các bạn đã đánh hơi thấy mùi “không ổn” trong thương vụ của mình, thì hãy như Kanye, đừng ngần ngại gì mà công bố nó ra công chúng. Nếu mình không làm sai thì chả có gì phải sợ. Chúng ta còn đó khán giả, những người yêu thương, chính họ mới là các vũ khí mạnh nhất của các bạn.

Trong trường hợp của Kanye, anh đã ngay lập tức “tấn công” adidas trước bằng hàng loạt các bài đăng lên mạng xã hội. Với sức ảnh hưởng của mình, Kayne đã khiến cho cả giới truyền thông phải dõi theo, và ủng hộ anh. Vì vậy khi thấy “có điềm” thì hãy đừng ngần ngại mà lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của bản thân nhé.  

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.