7 sự thật bất ngờ về đôi Air Jordan

7 sự thật bất ngờ về đôi Air Jordan

Đừng quá bất ngờ nha!

1. Đôi giày này đã giúp Michael Jordan kiếm được rất nhiều tiền


Air Jordan của Nike tiếp tục thống trị thị trường giày thể thao. Doanh thu năm 2021 lần đầu tiên vượt qua 5 tỷ USD, mang về cho Michael Jordan, người đã nghỉ hưu từ năm 2003, 150 triệu USD - gần gấp đôi số tiền 86,7 triệu USD mà ông đã tích lũy được trong toàn bộ sự nghiệp NBA của mình. 

2. Ban đầu chúng có giá 64,99 USD


Air Jordan 1 được ra mắt vào ngày 1/4/1985 và được bán với giá 64,99 USD. Nike dự kiến ​​sẽ bán được 100.000 đôi trong năm đầu tiên. Nhưng họ đã xuất xưởng tận 1,5 triệu đôi trong sáu tuần đầu tiên!

Michael nghỉ hưu lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng vào tháng 4/2003, nhưng Nike vẫn tiếp tục phát hành các mẫu Jordan mới mỗi năm - hiện tại có đến phiên bản Air Jordan XXXVII, chưa kể với hàng trăm màu sắc, sự hợp tác, phiên bản giới hạn và phát hành lại khác nhau. Có hơn 1.000 đôi Jordan 1 khác nhau trên trang Web bán lại giày thể thao GOAT, khiến nó trở thành đôi giày có số lượng lớn nhất trên thị trường. Thương hiệu Jordan cũng đã trở thành công ty con của Nike vào năm 1997.

3. Người thiết kế nên Air Jordan không phải là người bạn luôn nghĩ


Mặc dù những đôi Jordan tiếp theo được tạo ra bởi Nike Tinker Hatfield – người tạo ra Air Max 1, Air Huarache và MAG, hay đôi “Back to the Future”. Air Jordan 1 được thiết kế bởi một cái tên ít nổi tiếng hơn - Peter Moore. Ông là thành viên của một nhóm nhỏ của Nike, những người bắt đầu làm việc với Michael Jordan ngay sau khi anh rời Đại học Bắc Carolina và gia nhập Chicago Bulls. Moore đã thiết kế chiếc đôi giày với ý kiến ​​đóng góp của Michael, người đã muốn một thứ gì đó bắt mắt và thấp để anh có thể cảm nhận được mặt sân dưới chân. Moore cũng thiết kế kèm với một túi khí nén ở đế để giảm tác động.

4. Peter Moore cũng là người đã tạo ra “Jumpman”


Moore là người tạo ra Nike Dunk, một sản phẩm khác ra mắt năm 1985 gần đây đã hồi sinh, cũng như thiết kế logo “Jumpman”.

Ngày nay, nó có thể hoán đổi với dấu “Swoosh” của Nike trên hàng trăm sản phẩm, cũng như được bất tử hóa trong bài hát “Jumpman” năm 2015 của Drake.

5. Michael Jordan nghĩ rằng Air Jordan có “màu sắc của quỷ”


Moore viết trong cuốn sách “Peter Moore: A Portfolio” xuất bản năm 1995 rằng: “Ý tưởng cho nó là phá vỡ rào cản màu sắc trong giày dép”. Bởi trước đó, 99% giày đều có màu trắng hoặc đen. Vì vậy tôi quyết định thiết kế một đôi giày có màu khác. Và nó là màu là đỏ, đen và trắng.” Moore không chọn chúng một cách ngẫu nhiên – chúng thuộc về thương hiệu Chicago Bulls. Michael Jordan gọi chúng là “màu sắc của quỷ” sau khi không thành công với mong muốn giày có màu xanh lam cho giống bộ đồng phục đại học của anh ấy.

6. Air Jordan 1 đã thay đổi cách Marketing về đồ thể thao mãi mãi


Air Jordan 1 không phải là đôi giày đầu tiên được tạo ra theo hình ảnh một cầu thủ bóng rổ. Bởi trước đó đã có Chuck Taylor All Star của Converse ra mắt vào năm 1917 hay Puma's Clyde có chữ ký của Walt 'Clyde' Frazier năm 1973. Nhưng Air Jordan 1 mang tính cách mạng cả về hình dáng nổi bật lẫn thỏa thuận mà gia đình Jordan có được. Vì khi ký hợp đồng với Nike thay vì những đối thủ như Converse hay Adidas, Michael sẽ nhận được lợi nhuận trên mỗi đôi giày được bán ra. Thỏa thuận đó đã thay đổi cách Marketing đồ thể thao và các ngôi sao thể thao trên toàn thế giới.

7. Air Jordan đã từng bị cấm…


Đây không phải là điểm tranh cãi duy nhất xung quanh nguồn gốc của Air Jordan. Theo tường thuật chính thức của Nike, đôi giày màu đen và đỏ đã vi phạm quy định về trang phục của NBA, vì vào thời điểm đó yêu cầu giày phải có 51% màu trắng. Liên đoàn đã phạt Michael 5.000 đô la mỗi lần anh bước ra sân trong trận đấu của họ và Nike đã phải trả khoản tiền phạt đó cho anh. Trước khi Nike Jordan 1 ra mắt rộng rãi ra công chúng vào năm 1985, hãng đã phát động một chiến dịch quảng cáo toàn quốc nhằm củng cố thông tin về những đôi giày “ngoài vòng pháp luật”. Ngày 15/10, Nike đã tạo ra một đôi giày bóng rổ mới mang tính cách mạng. Nhưng ngày 18/10, NBA đã loại họ khỏi cuộc chơi. May mắn thay, NBA không thể cấm tất cả mọi người mang chúng! Ngày nay, các Sneakerhead vẫn thường gọi mẫu Air Jordan 1 là “Banned”.


Tác giả: Minus

Nguồn: esquire

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.