Trượt ván đã có cho mình rất nhiều năm hình thành và phát triển. Mặc dù thời gian đầu vẫn còn những vấn đề tranh cãi xoay quanh bộ này, nhưng giờ đây, nó đã được mọi người công nhận như một môn thể thao chính thống. Minh chứng đơn giản nhất là trượt ván đã xuất hiện lần đầu xuất hiện tại kì Olympics 2020 vừa qua.
Trượt ván phát triển kéo số lượng người theo đuổi bộ môn này cũng tăng theo. Ván trượt dần trở thành một người bạn thân thiết của rất nhiều Skater. Tuy nhiên, bởi đặc thù là một môn thể thao mạo hiểm nên người chơi, lẫn chiếc ván đều phải chịu nhiều va đập đập. Do đó ván trượt thường dễ bị hư hỏng. Theo ước tính, mỗi năm có hơn 2 triệu chiếc ván trượt được thải ra môi trường. Và đa phần chúng đều trở thành rác thải sinh hoạt.
Với khát khao trao cho chiếc ván trượt một “vòng đời mới", hai anh em người Canada bên dưới đã chế tác những chiếc ván bị hỏng thành bàn, trang sức, đồ dùng gia đình,... Hãy cùng theo dõi xem họ đã làm như thế nào.
Đây chính là Adrian và Martinus Pool. Họ cũng từng là những Skaters kì cựu. Hai anh em hiện đang sinh sống tại Canada và có cho mình một công việc ăn nên làm ra từ việc tái chế những chiếc ván trượt bị hư hỏng.
Ván trượt đa phần đều được làm từ gỗ Maple - tương đối bền và dễ uốn cong. Sau khi được cắt xẻ thành những miếng mỏng, người ta sẽ dán các lớp gỗ Maple lại với nhau, thường là 7-8 lớp, rồi từ đó tạo thành một chiếc ván trượt hoàn chỉnh.
Bởi có đặc tính tương đối cứng cáp cùng với cách chế tác đặc thù, nên rất khó để các Skaters có thể tự tái chế chiếc ván trượt tại nhà. Đa phần sau khi bị hư hỏng, chúng sẽ bị “bỏ xó" trong kho hay trong thùng rác. Tuy nhiên hai anh em nhà Pool đã tìm thấy một cơ hội kinh doanh lóe lên từ thứ "rác thải" này.
Thông thường họ sẽ mua lại những chiếc ván trượt bỏ đi ấy với giá “rẻ như cho". Đôi khi thì các Skaters cũng chủ động liên lạc với anh em nhà Pool đến để thu gom ván. Sau khi mang về, cả hai sẽ cùng nhau chế tác lại thành những loại đồ dùng thông dụng. Họ ép những chiếc ván lại thành một khối gỗ lớn, rồi từ đó gọt đẽo trực tiếp trên đấy.
Adrian và Martinus đã từng làm cả một cái kệ, một cái bàn,... thậm chí là một đôi bông tai. Tất cả đều mang một nét rất riêng. Khác biệt hẳn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Tuy nhiên ấn tượng nhất phải kể đến chính là cái bát ăn mà Adrian và Martinus làm ra từ những chiếc ván trượt.
Mỗi sản phẩm như thế này được hai anh em nhà Pool bán với giá gần 10 triệu đồng. Đắt gấp 5 lần một chiếc ván trượt mới tinh, đang được bán tại LB Skateshop. Lý giải cho giá thành đắt đỏ, Martinus giải bày rằng việc làm ra một thành phẩm như trên là rất kỳ công. Khâu sản xuất cũng mất kha khá thời gian. Và họ chỉ có thể sản xuất khoảng 70 chiếc mỗi năm.
Thật ra cách làm của anh em nhà Pool không mới. Nhưng họ tạo ra sự khác biệt bởi những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời. Đa phần với các nhà sản xuất khác, người ta sẽ pha trộn thêm nhiều loại gỗ rẻ tiền nhằm giảm giá thành. Dẫn đến việc các sản phẩm này “tốt nước sơn, chứ chẳng hề tốt gỗ". Còn đối với Adrian và Martinus, họ cam kết rằng sản phẩm của mình được sản xuất hoàn toàn từ gỗ Maple.
Đây là một cách làm khá hay đấy anh em nhỉ! Giờ thì hãy cùng xem quá trình tái chế những chiếc ván trượt của Adrian và Martinus qua bài phỏng vấn của kênh Insider Bussiness qua video bên dưới.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.