Hip Hop tạo nên cảm hứng và đam mê cho người khuyết tật

Hip Hop tạo nên cảm hứng và đam mê cho người khuyết tật

“Ai cũng có thể nhảy” có lẽ là tuyên ngôn không có phản biện được mang lại từ Hip Hop. Đã từ lâu Breakdancing không có giới hạn về không gian, độ tuổi, giới tính, năng lực, đam mê và cảm hứng. Xung quanh chúng ta, trong cộng đồng Hip hop rộng lớn, đã từ lâu vẫn tồn tại vô số những Dancer tưởng chừng khi sinh ra đời họ không thể hòa nhập được cuộc sống, chứ đừng nói đến câu chuyện ước mơ theo đuổi con đường nghệ thuật đường phố như những người bình thường khác.


Khi truyền thông phát triển mang lại cơn gió mới thương mại hóa Hip Hop trong thập niên 80s-90s của thế kỷ trước, lan tỏa rộng rãi trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Mọi người dần dần được biết đến những gương mặt thực sự đã vượt qua giới hạn bản thân để hoàn thiện chính mình và cống hiến cho văn hóa đường phố.

Biên đạo đạo múa – hay từng biết đến trong quá khứ là một BBoy – BBoy Jacob “Kujo” Lyons đến từ nước Mỹ là một trong những người trong số đó, khi sinh ra với tai bên phải bị điếc hoàn toàn và có tai trái không thường xuyên có thể nghe được bình thướng. Nhưng người đàn ông 44 tuổi này, trong hơn 20 năm qua vẫn được Hip hop thế giới biết đến với tinh thần vượt khó và luôn luôn gắn kết mật thiết với cộng đồng BBoy thế giới.


Ông khởi đầu là thành viên nhóm nhảy Soul Control giữa thập nhiên 90s và trở nên nổi tiếng kể từ năm 1997, sau khi tham gia đóng trong Video ca nhạc “It’s Like That” cùng với nhóm nhạc nổi tiếng Run DMC. Với phong cách dễ nhận ra bởi mái tóc xù cùng với các động tác Powermove rất nguy hiểm, đăc biệt Toprock và Footwork luôn là các bước chân rất nặng để từ đó cảm nhận được âm nhạc thông qua nhịp rung của sàn tác động lên bàn chân giúp nghe nhạc tốt hơn. BBoy Kujo từng bước khắc phục và trong 7 năm trở lại đây ông tham gia biên đạo các chương trình mang tính chất từ thiện, truyền bá văn hóa Hip Hop nhiều hơn đến người khuyết tật trên toàn thế giới.

Hiện tại ông là biên đạo chính của nhóm nhảy khuyết tật ILL-Abilities – được thành lập năm 2007, hiện có 8 thành viên đến từ 6 quốc gia. Trong 12 năm qua họ đã lưu diễn và đào tạo ở khoảng 24 quốc gia và cũng đã có lần ghé Việt Nam. Gần đây nhất là dự án đào tạo cho người khuyết tật tại Kyrgyzstan tháng 6/2019.


Các bước tiến và đóng góp của BBoy Kujo trong cộng đồng Hip Hop thế giới không chỉ truyền cảm hứng để có động lực duy trì niềm đam mê, mà còn cho thấy trong đó nỗ lực sinh tồn của bản thân khi tìm được con đường sự nghiệp đúng đắn gắn liền với Hip Hop. Ở một khía cạnh khác từ góc nhìn thương mại, ông cũng tự xây dựng thành công thương hiệu bản thân, khẳ năng thu hút truyền thông do tự chọn riêng cho mình một phân khúc khán giả chuyên biệt – đó là những người khuyết tật hoặc hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật, từ đó cùng có với nhau sự đồng cảm, cộng sinh trong cuộc sống và duy trì sự tồn tại của văn hóa Hip Hop trong cộng đồng không hề nhỏ bé này.

Cuộc sống sẽ luôn có thăng trầm, nhưng tài năng đã được khẳng định – với cộng đồng Hip hop thế giới nói chung và Việt Nam nói chung – đẳng cấp và uy tín của Kujo sẽ luôn là mãi mãi. 


Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.