Bài viết được tham khảo từ Redbull. Ở phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách mà các giám khảo phân định thắng thua như thế nào trong những trận đấu nhảy đối kháng (Dance Battle) nhé!
1. Giám khảo (Judge) là ai và công việc của họ là gì?
Ban giám khảo thường là những vũ công nổi tiếng, được kính trọng trong giới. Là những người đã luôn giữ vững phong độ thi đấu hay chiến thắng nhiều giải đấu trong nhiều năm, hoặc được biết đến nhờ những đóng góp cho cộng đồng nhảy múa.
Các cuộc thi thường có số lượng giám khảo lẻ để tránh chấm hòa (thường là 1, 3 hay 5 người).
Mỗi giám khảo chỉ có một sự lựa chọn trong mỗi trận đấu (chọn một người thắng hoặc hòa) và người chiến thắng là vũ công được nhiều giám khảo chọn nhất.
Những trận đấu hòa: Điều này vẫn có thể xảy ra khi số lượng giám khảo là số lẻ. Vì có giám khảo chấm hòa, còn những giám khảo còn lại có sự lựa chọn giữa hai người (đội) đều nhau.
Lúc này các vũ công hoặc đội thi đấu sẽ phải đấu thêm một vòng nữa để ban giám khảo chọn lại. Nếu vẫn hòa thì các vũ công sẽ thực hiện một vòng đấu nữa, và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi ban giám khảo đưa ra được quyết định ai sẽ thắng (đôi khi có thể có rất nhiều vòng đấu lại bởi các thí sinh cân tài cân sức).
2. Ban giám khảo xác định người chiến thắng như thế nào?
Để xác định ai là người chiến thắng là tùy tiêu chí của mỗi ban giám khảo. Nhưng vẫn có một số tiêu chí chung như sau:
- Musicality (âm nhạc): Vũ công kết nối và thể hiện âm nhạc thông qua điệu nhảy của họ tốt như thế nào.
- Foundation (nền tảng): Sự vững chắc trong nền tảng của thể loại mà vũ công đó theo đuổi.
- Character (nhân vật): Cách vũ công thể hiện tính cách của mình qua điệu nhảy.
- Độ khó của chuyển động: Các mức độ chuyển động mà các vũ công đã sở hữu, thể hiện trong trận đấu.
- Style (phong cách): Cách mà những vũ công thể hiện chuyển động độc đáo của mình.
- Execution (sự thể hiện, cách truyển tải): Thực hiện Round nhảy sạch, chắc, không bị lộn xộn,...
- Composition of round (sự sắp xếp): Kể một câu chuyện trong Round của bạn, có phần mở bài, thân bài và kết bài có ý nghĩa một cách trôi chảy.
- Originality (tính nguyên bản): Đưa ra những biến thể mới mẻ của các động tác hiện có, hoặc những động tác và cách chuyển động hoàn toàn mới, sáng tạo mà ban giám khảo chưa từng thấy trước đây.
Khi trận đấu là một cuộc thi loại trực tiếp một chọi một, các giám khảo sẽ xem xét toàn bộ tiêu chí, mỗi giám khảo sẽ tự quyết định yếu tố nào có trọng lượng hơn những yếu tố khác. Nhưng khi một trận đấu diễn ra theo hình thức khác, thì một số tiêu chí có thể trở nên quan trọng hơn những tiêu chí khác và thay đổi cách giám khảo đánh giá một cuộc thi.
Dưới đây là bốn hình thức thi đấu khác nhau, và những yếu tố tiêu chí nào có thể có trọng lượng hơn trong quyết định của ban giám khảo với từng hình thức:
- Vòng loại (Prelim)/ trình diễn (Showcase): Ban giám khảo chỉ có thể chọn một số lượng thí sinh nhất định vượt qua vòng loại và họ phải nghiêm ngặt trong việc tính điểm để đưa ra lựa chọn của mình. Vì vậy “Execution” trở thành một trong những yếu tố nặng ký. Bất kỳ sự lộn xộn nào đều có thể khiến trọng tài dễ dàng thu hẹp các lựa chọn của họ hơn và cho điểm người đó ở mức thấp. Character (tính cách) cũng đóng một vai trò lớn ở đây, cũng như yếu tố “độ khó trong chuyển động”.
- Cypher King/ Queen: Style (phong cách), Character (nhân vật), và Musicality (âm nhạc) thường là những yếu tố được đánh giá cao hơn. Bởi vì ở các hình thức này, ban giám khảo sẽ phải chọn ra những người gây ấn tượng nhất.
- Crew Battle (đấu đội): Ở hình thức này, bạn giám khảo phải chấm điểm nhiều Round. Điều này có nghĩa là một đội giỏi có thể sử dụng các thành viên dựa vào ưu điểm của họ theo từng tiêu chí như trên.
3. Ngoại lệ: Những trận đấu do khán giả quyết định
Vì được đánh giá bởi khán giả, những người có thể không hiểu kỹ thuật nhảy nhưng đến để thưởng thức cuộc thi. Khi đám đông đánh giá, những điều cao nhất trong tiêu chí chấm thường rơi vào “độ khó chuyển động” và “Character" (nhân vật).
Nếu một vũ công có thể khiến đám đông “điên” bằng cách thực hiện những động tác ngoạn mục, tạo cảm giác khó tin, trình độ cao thì đám đông thường có nhiều khả năng bỏ phiếu cho vũ công đó hơn. Tính âm nhạc ở đây cũng ảnh hướng đến sự quyết định, nhưng thường phải được thực hiện ở mức rất cao để khán giả có thể thực sự hiểu được. Đám đông thường không quá quan tâm đến Execution (sự thể hiện, cách truyển tải), Foundation (nền tảng) hoặc Composition of round (sự sắp xếp) của một Round đấu. Họ thường muốn được gây ấn tượng với những điệu nhảy trông khó và cũng thường bị thu hút bởi tính cách của một vũ công.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.