BBoy Dyzee người Canada, từ lâu nổi tiếng trên thế giới là một người yêu thích làm thương mại trong lĩnh vực Breaking. Một vài Video giới thiệu sản phẩm của anh dễ dàng được tìm thấy trên Youtube, hoặc Mạng xã hội khác và được mọi người trong giới tương đối quan tâm. Mặc dù được coi là có năng khiếu kinh doanh, tuy nhiên vào thời điểm 2017, anh có “mượn rượu” đưa ra một lời khuyên cho Ban tổ chức Red Bull BC One nhưng được coi là một thất bại để đời, khi mà giải đấu này không thực hiện theo lời anh nói.
Ảnh của BBoy Dyzee
BBoy này đã viết trên trang cá nhân của mình khuyên Red Bull không nên tiếp tục gọi các vòng loại của họ bằng cái tên “Cypher”, nhưng nó được bỏ ngoài tai, giải đấu vẫn tiếp tục như cũ và không ngừng phát triển. Đọc đến đây, người viết mới nhớ ra đó là một thuật trong chiến lược của các “thầy” làm Marketing. Chính là cách sử dụng sai các từ ngữ mà con người từ trước đến nay đang quen dùng, đã giúp cho doanh số tăng đáng kể một cách tự nhiên.
Diễn giải cụ thể như sau, từ “Cypher” trong các giải đấu, được dùng thay cho một số từ khác để nói về các vòng loại mà các vận động viên phải vượt qua để đến được Reb Bull BC One World Final, như là “QUALIFIERS” chẳng hạn. Còn ở lĩnh vực cà phê người khổng lồ StarBucks cũng liên tục cho nhân viên viết sai tên khách hàng trên ly chứa đồ. Khi phát hiện ra sự “ngớ ngẩn” của nhân viên bán hàng, mọi người thi nhau chia sẻ nó trên Mạng xã hội mà không biết rằng đó là chiêu tiếp thị miễn phí thú vị nhất được họ truyển tải đi. StarBucks chẳng hề hấn gì, còn khách hàng vẫn nhận được đúng những gì họ muốn, đồ uống uống vẫn ngon, tên sai lại càng cảm thấy vui vui bởi một chút gì mới lạ. Còn những người chưa biết sẽ liên tục kéo đến để xem sự thể thực hư thế nào.
Red Bull và StarBucks đã tồn tại rất lâu bằng những chiến dịch Marketing mang lại nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng. Đặc biệt với Red Bull BC One, họ đã làm các cuộc thi Breaking 1on1 từ thời điểm 2004, thực sự đây là một doanh nghiệp đáng nể và được các Breaker tôn trọng. Sau lưng họ tập hợp những con người xuất sắc nhất để vận hành nhằm phục vụ tốt nhất cho các BBoy/BGirl thi đấu và nuôi sống họ. Vậy cho nên, lời khuyên của Dyzee chắc chắn cũng nằm trong kế hoạch của họ và không có gì đáng được quan tâm và quan ngại.
Còn với StarBucks, chuỗi cửa hàng của họ liên tục dậy sóng với những câu chuyện tưởng như là vô thưởng vô phạt, dính liền với cách mà họ trang trí các ly cà phê, giống như năm 2015 với chiếc ly màu đỏ, không có hình ảnh Giáng sinh trong tháng 12 năm đó. Cả một cộng đồng yêu cầu tẩy chay, nhưng nó vẫn sống đến tận bây giờ - Giáng sinh 2019, vậy bí mật là gì, hay chỉ do họ muốn người ta nhắc đến tên càng nhiều càng tốt là đã đủ rổi.
Khách hàng chia sẻ hình ảnh ly màu đỏ được viết thêm chữ Mừng Giáng Sinh (nguồn BrandsVietnam)
Đúng là những cái tên “khủng” luôn làm người ta chú ý và không bao giờ hết chuyện. Bây giờ chúng ta quay lại một chút câu chuyện của Dyzee, hiện tại anh đang phát triển một thương hiệu giày của riêng mình và hoạt động chính cùng các BBoy tại Philippines. Với kinh nghiệm lâu năm đã từng lăn lộn với cộng đồng Hip Hop tại Canada, Hàn Quốc, thị trường lần này khá phù hợp với khả năng của anh và hi vọng anh sẽ tìm được thành công với Philippines tại Sea Game sắp tới.
Còn đối với những người phát triển văn hóa đường phố chúng tôi, thì lời khuyên nào cũng đáng để suy ngẫm và học hỏi, tuy nhiên với 2 câu chuyện nêu trên về Marketing, dựa trên 3 chủ thể chính Dyzee, Red Bull, StarBucks, chúng tôi học được thêm một điều nữa, rằng: Các ông lớn rất “bí hiểm” và họ luôn làm khác những gì chúng ta nghĩ, để bảo vệ “lãnh thổ” của mình.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.