Sự đảo phách (Syncopation) khiến não của chúng ta đi tìm nhịp (Beat).
”Trong âm nhạc, đảo phách là nhiều nhịp điệu được chơi cùng nhau để tạo thành một bản nhạc, làm cho một phần hoặc toàn bộ giai điệu hoặc đoạn nhạc bị lệch nhịp. Đơn giản hơn, đảo phách là sự xáo trộn hoặc gián đoạn dòng nhịp điệu đều đặn"...
Các chuyên gia gần đây đã có được sự lý giải sâu sắc hơn về lý do tại sao con người lại nhảy múa theo âm nhạc một cách tự nhiên. Một nghiên cứu mới cho thấy sự thôi thúc nhảy theo nhịp, một số người gọi là “Groove", phụ thuộc vào mức độ đảo phách của âm nhạc, một điều ảnh hưởng đến mức độ dự đoán được nhịp điệu.
Đảo phách là các mẫu nhịp điệu trong đó nhịp nhấn hoặc không nhấn xuất hiện ở những vị trí ngạc nhiên so với nhịp cơ bản. Một đoạn nhạc càng chứa nhiều đảo phách, thì bạn càng ít đoán được nhịp điệu của một số ô nhịp (Bar) tiếp theo khi nghe. Trong một loạt thí nghiệm với hơn 60 người tham gia, nhà thần kinh học nhận thức Benjamin Morillon và nhóm của ông từ Đại học Aix-Marseille ở Pháp đã khám phá ra cách đảo nhịp liên quan đến trải nghiệm Groove.
Trong một nghiên cứu, họ chơi 12 giai điệu (Melody) khác nhau, có nhịp căn bản giống nhau. Nhưng sự thay đổi nhịp điệu của giai điệu rất đa dạng nên mỗi giai điệu được chơi với ba mức độ đảo phách khác nhau.
Sau đó, những người tham gia đánh giá mức độ họ muốn nhảy theo từng bài hát.
Như Morillon và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo trên tạp chí Science Advances, mức độ đảo phách trung bình đã kích hoạt mong muốn chuyển động theo âm nhạc mạnh mẽ nhất. Ngược lại, mức độ đảo phách rất cao hay thấp đều không mang lại kết quả tương tự. Nói cách khác, mọi người không đặc biệt muốn nhảy theo một nhịp điệu hoàn toàn có thể đoán trước được hoặc ngược lại, một nhịp điệu quá bất ngờ.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, trải nghiệm Groove dường như chỉ xoay quanh việc tìm kiếm nhịp điệu cơ bản của âm nhạc. Bởi nhóm người tham gia nghiên cứu chỉ phải gõ ngón tay theo nhịp, họ hầu như chỉ làm vậy theo nhịp cơ bản chứ không phải giai điệu (Melody).
Để hiểu rõ hơn về cách não bộ chuyển hóa những chuyển động này từ giai điệu . Morillon và các đồng nghiệp đã đo hoạt động não ở 29 người bằng phương pháp đo từ điện não khi những người tham gia này nghe nhạc. Phân tích này cho thấy vỏ não thính giác của não, vùng xử lý các kích thích thính giác đầu tiên, chủ yếu tuân theo giai điệu. Trong khi đó, đường dẫn thính giác phía sau, vùng não kết nối vỏ não thính giác với các vùng chuyển động, là nơi nhịp điệu dường như khớp với nhịp cơ bản. Do đó, sự thôi thúc muốn nhảy truyền từ vùng này đến các vùng vận động.
Các nhà nghiên cứu cũng mô hình hóa những phát hiện của họ về mặt toán học. Morillon giải thích, tiết lộ rằng mức độ đảo lộn vừa phải là điểm mà bộ não của chúng ta có thể dự đoán chu kỳ nhịp (Beat) từ giai điệu (Melody). Tổng hợp các bằng chứng lại với nhau, ông và các đồng nghiệp cho rằng về cơ bản, bộ não đang cố gắng dự đoán nhịp điệu sắp tới trong bối cảnh đảo lộn của một giai điệu.
Kết quả là sự thôi thúc muốn nhảy!
Constantina Theofanopoulou, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Rockefeller và giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Thần kinh của Giao tiếp Xã hội, cho biết: “Trong một thời gian dài, âm nhạc và khiêu vũ hay được nghiên cứu riêng biệt (trong não)”. Cô giải thích rằng nhiều nghiên cứu cho đến nay tập trung vào nhận thức thính giác trong âm nhạc hoặc sản xuất thôi thúc trong nhảy múa. “Nghiên cứu này tiến một bước tới việc thu hẹp khoảng cách giữa hai nghiên cứu. Cô nói thêm rằng sự phức tạp của việc phối hợp và tích hợp các vùng não có thể giúp giải thích tại sao chuyển động theo nhịp điệu ở một số người lại bị suy giảm.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.