Tại sao dân Hip Hop không thích sự “bắt chước”!

Tại sao dân Hip Hop không thích sự “bắt chước”!

Anh em có bao giờ nhận thấy rằng các thần dân của tín đồ Hip Hop đa số thường rất “gay gắt” về các sản phẩm, hành động hay thậm chí cả suy nghĩ bắt chước (dù là bắt chước người khác hay bắt chước chính mình) hay không? Đối với họ dù là các sản phẩm nghệ thuật như: điệu nhảy, âm nhạc, tranh ảnh,... hay đến đồ dùng, quần áo,... cũng phải là đồ thật, hàng thật, người thật,... Có thể cũ nhưng phải thật. Không nên và thậm chí không được bắt chước, Cover,... Hoặc quá lắm người khác cũng chỉ nên là niềm cảm hứng của mình thôi!

Các môi trường khác có thể đối xử nhẹ nhàng hơn với những hành vi “sao chép”. Tuy nhiên đối với một số người chơi Hip Hop, họ sẵn sàng thể hiện sự không tôn trọng với một cá nhân có hành vi “Bite” (sao chép). Những từ “Hip Hop cảnh”, “Fake” cũng được sinh ra để Diss những người “Copy”..

Vì sao lại như vậy?

Nguồn gốc


Có vẻ lúc nào cũng cần đi từ nguồn gốc để biết nguyên nhân. Hip Hop sinh ra từ tệ nạn, nghèo đói (điều ai cũng biết). Và hiện tại những người tham gia vào cộng đồng này thường có những những đặc điểm chung trên, họ có thể có những nỗi niềm riêng hoặc một tâm hồn sâu rộng, màu mỡ.

Vì thế Hip Hop-er không tìm kiếm điều gì ngoại trừ sự giải thoát, giải tỏa, được thể hiện, được nói lên. Sản phẩm họ làm chính là linh hồn, còn ý tưởng chắt lọc từ những trải nghiệm sống - điều không ai có thể lấy đi.

Cá tính mạnh


Vì sinh ra trong những hoàn cảnh hoặc có lối tư duy khác biệt, nên (đa số) anh em Hip Hop thường có cái tôi rất lớn và tính tình thẳng thắn. Họ cũng có niềm tin vững chắc rằng mỗi một con người là độc nhất. Tôi có câu chuyện của tôi thì bạn cũng có câu chuyện của bạn, hãy dùng nó làm chất liệu để kể, đó là ngôn ngữ, là con người bạn. Chúng ta vốn sinh ra đã khác nhau! Nó thể hiện không chỉ những gì nhìn thấy hay cầm nắm được mà trong cả mà thần thái, năng lượng mà bạn toát ra.

Nhìn là biết Real, nhìn là biết “bản gốc”!

Niềm tin, niềm tự hào


Những người có nhiều trải nghiệm sống hay đi nhiều, đọc nhiều, xem nhiều,.... thường vô cùng sáng tạo. Cộng hưởng với hai điều trên mà hình thành sự “ngán ngẩm” với những điều không chính chủ. Vậy nên chúng ta mới thường nghe đến Real Hip Hop. Thật luôn là tôn chỉ hàng đầu!

Hip Hop-er đích thực chỉ thực hiện những gì mình nghĩ ra, sáng tạo ra và tự hào về những điều đó ngay cả khi nó chưa được công nhận. Vì “ngôn ngữ nghệ thuật” của một người không chỉ chứa đựng tư duy, cảm xúc của người đó mà nhiều khi còn là cả quá trình trưởng thành của người nghệ sĩ được chắt lọc qua tác phẩm.

Họ có thể không quan trọng danh lợi nhưng luôn quan trọng những gì mình làm ra bởi nhu cầu lớn nhất là được là chính mình!

Tuy nhiên


Nói đi cũng phải nói lại, suy cho cùng khi chúng ta học một bộ môn nào đó, chúng ta đã sao chép lại của những người đi trước, học những bước cơ bản từ họ. Một số thông tin cho rằng sao chép là một quá trình của sự sáng tạo, chúng ta có thể lấy ý tưởng, cảm hứng từ người mình quý mến. Như trong âm nhạc ta có Sample,...

Nhưng niềm cảm hứng rất khác với sao chép y nguyên!

Là chính mình là một trong những ý nghĩa cốt lõi nhất ở giới Hip Hop! Các cá nhân lâu năm luôn hướng tới “Flavor” (chất riêng) từ khi mới học tập và càng ngày càng hoàn thiện cái Flavor của mình chứ mục đích chưa từng là để giống một ai đó!

Hoặc như Dancer Mai Tinh Vi (một Dancer Hip Hop lâu năm tại Hà Nội) cũng từng chia sẻ lý do vì sao Hip Hop lại khá gay gắt với những bạn Cover Kpop: “Các vũ công Hip Hop học lại các bước nhảy cơ bản rồi Mix&match (pha trộn) lại theo cách của mình, họ kể câu chuyện của mình qua bước nhảy. Dancer Kpop thì kể lại câu chuyện của người khác… Các bạn sao chép rồi biểu diễn là quyền của bạn, nhưng đừng tranh chấp với những người đang sáng tạo thực sự dù nó chỉ nhỏ thôi….”

Còn anh em nghĩ gì về chủ đề này, cùng bàn luận nhé!

Tác giả: Minus
Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.