Quá trình hình thành của quần yếm

Quá trình hình thành của quần yếm

Từ nông trại đến công trường xây dựng, quán cà phê đến các buổi tiệc ngoài trời,.. Quần yếm đã thay đổi qua nhiều thế kỷ để trở thành loại trang phục bền bỉ nhưng vẫn mang tính thời trang, được nhiều người yêu thích lựa chọn.. 

Tên của quần yếm (Overalls) thể hiện đúng nghĩa mục đích của chúng, là được thiết kế để mặc bên ngoài quần áo nhằm bảo vệ người lao động khi họ làm việc. 

Quần yếm bao gồm hai phần chính: quần dài (loại quần ống rộng); và yếm (phần che thân trên gắn liền với phần ống quần).


Mặc dù không một cá nhân nào được công nhận là phát minh ra loại trang phục này. Nhưng lần đầu tiên chúng thường được nhắc đến là vào khoảng cuối thế kỷ 18 bởi các thành viên của Quân đội Hoàng gia Anh.


Lực lượng này khi chiếm đóng Ấn Độ đã tìm thấy vải Dungaree (tiền thân của vải Denim) được sử dụng tại một ngôi làng nhỏ tên là Dungri. Đây là loại vải lý tưởng để lao động chân tay bởi nó rất cứng và rẻ tiền. Người lính Anh bấy giờ đã sử dụng nó để làm quần bảo hộ lao động.

Vì vậy, chính xác thì quần yếm lần đầu tiên xuất hiện khi nào? 


Trang phục đầu tiên có đinh tán được cấp bằng sáng chế cho “quần yếm” là chiếc quần Jean 501 mang tính biểu tượng bởi Levi Strauss & Company vào năm 1873. Đây là một trong những bằng sáng chế đầu tiên của loại quần áo sản xuất hàng loạt. Nhưng “quần yếm” của Levi’s không phải là quần yếm; chúng chỉ đơn giản là quần Jean.

Mãi cho đến những năm 1960, khi những người thuộc thế hệ Baby Boomers (những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1964) bắt đầu sử dụng thuật ngữ “quần Jean” thay vì “quần yếm” hoặc “quần yếm thắt lưng”, thì những chiếc 501 của Levi’s mới được phân biệt với thuật ngữ quần yếm.


Tổng thể chiếc yếm được sản xuất hàng loạt đầu tiên bởi Lee Jeans vào năm 1921. Chiếc quần yếm này thậm chí còn được sản xuất trước những công ty có bằng sáng chế như Carhartt. Những bằng sáng chế chỉ xuất hiện rất lâu sau này khi quần yếm đã được mặc thường xuyên.

Đến Thế chiến thứ nhất, quần yếm chủ yếu được mặc bởi nam giới hoặc trẻ em. Và cứ sau mỗi trận “Thế chiến”, những chiếc quần yếm lại càng trở nên thời trang hơn với sự xuất hiện của những chi tiết như: đường viền cổ áo, các đặc điểm ở thắt lưng, phần túi xinh xắn hay ống loe,... sử dụng vải bông nhẹ, vải lanh thay vì vải Denim hoặc vải Canvas và dành cho phái nữ.



Trong những năm 70 và 80, nước Mỹ phổ biến hơn với những hoạt động văn hóa khác. Quần yếm không còn được công chúng chú ý và ưa chuộng nhiều. Nhưng một lần nữa, chúng đã cho thấy khả năng phục hồi và thích ứng của mình bởi sự hồi sinh mạnh mẽ vào những năm 90. 

Quần yếm bắt đầu được các nghệ sĩ Hip Hop sử dụng, đây là một trong những cách dùng đầu tiên mà không có mục đích lao động.


Phong cách mới lạ từ các nghệ sĩ được thể hiện trong khoảng thời gian này đã mang đến những giai điệu mới cho làng thời trang, tạo nên một làn sóng lớn tiếp tục đến tận ngày nay.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.