Mượn chuyện nhà sản xuất âm nhạc Đức Beat - Nói về nghệ thuật muốn thành tài cần đam mê, muốn đi lâu thì trong tim phải ôm lý tưởng lên công nghệ

Mượn chuyện nhà sản xuất âm nhạc Đức Beat - Nói về nghệ thuật muốn thành tài cần đam mê, muốn đi lâu thì trong tim phải ôm lý tưởng lên công nghệ

Một BBoy đang sinh hoạt cùng Cầu Giấy Team với 11 năm chơi đàn Guitar, 06 năm chơi Piano và 05 năm sản xuất âm nhạc. Đó là tất cả những gì khi nói về Đức Beat (FB Nguyễn Tiến Đức) ở khía cạnh nghệ thuật. VHĐP thường xuyên theo dõi các hoạt động anh trong thời gian dài vừa qua, và chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc với quan điểm sống và làm việc của BBoy này. Đó là những sản phẩm âm nhạc, ước mơ ấp ủ, lời tự sự luôn hướng đến công tác đào tạo cho cộng đồng văn hóa đường phố của chúng ta.


Thật sự Đức Beat là người hội tủ đủ niềm đam mê với nghệ thuật, tuy sự chuyển dịch cơ cấu công việc cho thấy, thời gian dành cho Breaking hiện chỉ còn 20% thời gian của anh, còn lại là 80% thời gian cho các mảng âm nhạc của mình. Chính vì vậy, điều chúng tôi đề cập ở đây, là đôi điều tâm sự trên Facebook của anh về một thứ rất ít nghệ sỹ trẻ bắt tay vào làm: Câu chuyện ra mắt một nền tảng dạy học các môn nghệ thuật đường phố trên công nghệ trực tuyến.

Trang web được giới thiệu trong một buổi đêm khá muộn, không rõ sự dè dặt hay thận trọng trong lần ra mắt này. Tuy nhiên trong đó thấy được sự mong đợi, về một hướng đi dài hơi cho sự nghiệp giáo dục nghệ thuật của bản thân anh hướng đến cộng đồng.

Ý tưởng xuất phát từ đâu?
Năm 2016 khi tốt nghiệp đại học đã nhăm nhe về thương mại điện tử dành cho giáo dục. Ý tưởng được truyền cảm hứng vào năm đó bởi một thầy giáo. Ngày đó chưa đủ trình cũng như chưa đủ hiểu biết các công cụ liên quan để làm.
Vì sao chọn con đường giáo dục?
Bố, mẹ, chú, dì, mợ, thím,... đa phần dòng họ làm ngành giáo dục. Nên hình như có chút gen sư phạm.
Vì sao không lấy tên gì cho phổ biến mà lấy tên là Đức Beat?
Nền tàng giáo dục Lynda (giá trị tỷ đô) ban đầu cũng đâu có lấy tên gì chung chung. Tên không quan trọng, nội dung mới quan trọng.
Đào tạo cái gì đây?
Nghệ thuật. Ban đầu là âm nhạc cái đã. Sau đó là nhảy, múa, hát, khiêu vũ, vẽ, tha thu,....
Giá trị cốt lõi của nền tàng?
Nền tảng nó chả có giá trị gì đâu. Quan trọng là người dạy tâm huyết và truyền cảm hứng cho học viên. Nền tảng nó là công cụ thôi.

Nguồn Facebook - Nguyễn Tiến Đức

Xin không luận rõ mô hình của Đức Beat, nhưng thử điểm qua một số nền tảng chia sẻ khóa học trực tuyến khác có liên quan đến nghệ thuật đường phố, xem hiện trang của họ có sản phẩm gì


Rõ ràng các bài học được chia sẻ rất ít, gần như không có sản phẩm. Do vậy, quay lại dự án mới ra của Đức Beat với ý tưởng như trên, chúng ta tin tưởng rằng sẽ có một nền tảng giáo dục chất lượng cho các môn nghệ thuật đường phố trong thời gian tới. Tại sao ý tưởng này nếu đúng như chúng tôi mong đợi, sẽ là một dự án thành công. Bởi hiện tại các kênh mạng xã hội đang có nhiều chia sẻ kiến thức nghệ thuật, nhưng tương đối vụn vặt, khó thẩm định chất lượng giáo viên và đặc biệt không nhiều kiến thức sâu bằng Tiếng Việt.


Ngoài ra, xuất thân là người có học thức trong mảng Quản lý hệ thống thông tin, cộng với nền tảng làm nghệ thuật, từ môn chủ đạo trong nghệ thuật đường phố. Đức Beat sẽ hiểu các quy trình, hành vi của người dùng trong bộ môn này, để có thể nhanh chóng thiết lập một hệ thống hạ tầng công nghệ thích hợp cho họ, hướng đến sẽ là một website bền vững của mảng đào tạo trong cộng đồng.

Mảng đào tạo Văn hóa đường phố ngày nay, so với các lĩnh vực khác đang tiến chậm hơn về mặt công nghệ, đặc biệt trong Edutech các ngách về Hip Hop, thể thao đường phố, nghệ thuật mạo hiểm đang bỏ ngỏ. Bản thân người làm sản phẩm còn bỡ ngỡ, chưa biết sẽ gửi gắm sản phẩm đi đâu ngoại trừ mạng xã hội cá nhân như FB, Insta vv, nhưng đây là những nền tảng ít mang tính học thuật chính thống hơn website. Chính vì vậy, Đức Beat có thể coi là một trong những người tiên phong trong cộng đồng, có ý tưởng xây dựng một trang mạng đào tạo có xu hướng đi tắt đón đầu như vậy, bên cạnh một số ít website trên thị trường khác.

Từ câu chuyện về lý tưởng của Nguyễn Tiến Đức, chúng ta cần nhìn xa về một tương lai, khi muốn ổn định lâu dài sự nghiệp của mình. Những câu chuyện thành công trong công nghệ đã diễn ra rất nhiều. Nhưng giường như vẫn còn là một tương lai mơ hồ trong đào tạo nghệ thuật liên quan đến đường phố. Chúng tôi không phân tích Đức Beat sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nào. Nhưng chúng tôi tin rằng nếu có thể đưa nó lên công nghệ, thì toàn bộ dân số trẻ của Việt Nam sẽ hiểu căn bản và yêu thích tập luyện các môn nghệ thuật này.

Dẫu biết rằng Thương mại điện tử là một mảng kinh doanh khốc liệt. Cuối năm 2019, những nền tảng như adayroi, lotte hoặc trước đó vài năm là Deca hay Lingo đã lần lượt rời bỏ cuộc chơi, bởi họ đã xác định đích đến không còn khi các ông lớn xuất hiện trong sân chơi "đốt tiền" này. Tuy nhiên với nghệ thuật, đặc biệt là đào tạo, có thể là một ngách nhỏ với sự cạnh tranh ít căng thẳng hơn. Sẽ là một cơ hội mới với những ai muốn làm, nó cũng sẽ như bạn trong một cuộc thi nhảy hay âm nhạc, đó là phần thắng có thể không định đoạt bằng việc ai có nhiều tiền hơn, mà sẽ là ai sáng tạo hoặc nghe nhạc tốt hơn.


Tương lai gần, những con người có học thức tham gia văn hóa đường phố sẽ nhiều thêm, nhiều nền tảng chắc chắn sẽ ra đời, đây là sẽ một tương lai mới của nghệ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cần giữ được giá trị cốt lõi như tâm sự của Đức Beat chia sẻ, đó là "Người dạy cần tâm huyết và truyền cảm hứng cho học viên. Nền tảng nó là công cụ thôi"


Đức Beat là người có kiến thức và kỹ năng tốt trong sản xuất âm nhạc

Và đương nhiên Đức Beat không thể làm được tất cả, vậy cho nên đoạn cuối của bài viết, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ chung tay, vì một nền giáo dục phát triển trên công nghệ của Việt Nam, cũng như trong các môn nghệ thuật liên quan đến văn hóa đường phố.

Chúng ta đã đi ngang quá lâu và thực tế sẽ chứng minh, văn hóa đường phố sẽ bứt lên mạnh mẽ khi xuất hiện những Platform này.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.