Những người yêu thích văn minh đô thị tại nước Mỹ những năm 1980s, chắc hẳn đã đưa ra nhiều lời tuyên chiến với BoomBox như một dị vật không biết tại sao lại tồn tại trên đời. Khi nó suất hiện cùng các Dancer tại nơi công cộng, nhiều người sẽ cảm thấy không gian trở nên khá tệ. Đi kèm với ô nhiễm tiếng ồn - một hiện tượng chưa từng xảy ra trước đó. Nhưng cũng dễ hiểu, khi các DJ chưa thể mang tất cả các thiết bị của mình để phục vụ những đoàn quân Hip Hop, thì chiếc đài lúc đó là thứ có thể "gây ồn" duy nhất mà họ kiếm được.
Xuất hiện tại Mỹ vào cuối những năm 70s, chủ yếu được sản xuất và phân phối bởi các công ty của Nhật, chiếc đài đã nhanh chóng trở thành người bạn quen thuộc của giới trẻ và người yêu Hip Hop tại quốc gia này. Để nói về tính năng, hay sự ảnh hưởng của nó đến xã hội có lẽ là thừa, bởi BoomBox thật sự là một biểu tượng của văn hóa đường phố hay văn hóa Hip Hop, đặc biệt là thời kỳ Oldschool. Thay cho những miêu tả về BoomBox trong giai đoạn này, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh của nó trước khi đến với một vài điều thú vị khi nó xuất hiện cùng Hip Hop Việt Nam.
Với BBoying là không thể thiếu
Nhảy cả ngày nên mỗi người mang một cái phòng khi hết pin ( chém thôi nhé)
Thiết kế to để không bị ăn trộm ( hì, cũng đùa thôi, đồ ngày xưa nó thế)
Vác con đài là "cưa" phát "đổ" luôn
Câu chuyện của Đài Cát Sét tại Việt Nam cũng là thứ mang lại nhiều kỷ niệm, nhưng có lẽ chủ yếu cho các nhóm nhảy thôi. Thật sự nó là một tài sản, như là bạn sở hữu một ngôi nhà hay chiếc xe hơi sau này vậy. Thứ duy nhất mà cả một nhóm giữ gìn đó chính là đài tập và băng Cát sét, sau đó thì là thời kỳ của đĩa CD.
Là tài sản thì đương nhiên dễ bị lấy cắp, thời kỳ cuối 90s đầu 2000 nghiện rất nhiều nên chuyện mất đài cát sét cũng là chuyện thường xuyên. Nhưng cũng rất dễ dàng có thể tìm lại con đài của bạn ở một khu chợ nào đó như kiểu chợ Trời ở Hà Nội (một khu chợ đồ cũ), sau khi bị lấy cắp và đương nhiên mặc dù đài của mình mà vẫn phải mất tiền mua lại.
Cho dù ở thời kì băng cát sét hay đĩa CD thì lúc đang tập đài cứ dè và lịm dần là chắc chắn do hết Pin, rồi lại quyên góp tiền nhau chạy đi mua Pin mới. Sau khi không thể tải nổi chi phí này, kể cả việc dùng Pin sạc thì 1 cách phổ thông được sáng tạo sau đó là nguồn điện được trích ra bằng cách nào đó không hiểu lắm, nhưng có thể đấu được vào Ắc quy xe máy. Vậy là ngoài việc vác đài thì phải vác kèm theo cục Ắc quy và mỗi ngày lại phải mang đi xạc rồi xách nó ra công viên, nhóm nào đông đông người thì cứ chia nhau ra mà làm. Đi kèm với loa, đài cát sét thì Ắc quy cũng có nhiều ý nghĩa với Hip Hop đấy chứ.
Tóm lại còn rất nhiều chuyện liên quan đến chiếc Đài, nhưng không chỉ Hip Hop Việt Nam gắn liền với nó, mà các thế hệ tại các quốc gia trên thế giới đều như vậy. Nó chứng kiến nhiều câu chuyện đã xảy ra, từ mỗi cá nhân cho đến sự thành công của một cộng đồng. Thật sự không phải là điên đâu, nhưng hình ảnh vác một cái Đài to như vậy đi ngênh ngang giữa phố thật sự rất "khệnh". Nếu bạn không phải dân Hip Hop sẽ không bao giờ hiểu được điều đó.
Mặc dù thời kì của chiếc đài cát sét đã qua từ rất lâu nhưng kiểu dáng và tầm ảnh hưởng của nó chắc chắn sẽ không bao giờ chết. Chính vì vậy, ngày nay người ta đã tái bản nhiều lần các phiên bản khác nhau, công nghệ thì mới nhưng hình dáng thì không thay đổi chỉ để nói lên một điều "Hip Hop không bao giờ cũ". Chúng tôi cũng tin là như vậy, BoomBox cũng là một thứ được coi là không tuổi trong nền văn hóa này.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.