Kinh doanh thời trang đường phố - Những điều cần biết để không bị phá sản

Kinh doanh thời trang đường phố - Những điều cần biết để không bị phá sản

True Religion một chuỗi thời trang đường phố xuất hiện ở Los Angeles vào đầu những năm 2000, đã phải đóng cửa, xin bảo hộ phá sản sau 17 năm hoạt động. Thất bại của họ khá đơn giản, chỉ bởi các sản phẩm trọng tâm đến đồ Jean nhiều hơn, mà không để ý được rằng đồ thể thao đang dần chiếm ưu thế từ lúc nào. Mọi thứ chỉ được phát hiện khi họ nhận thấy người trẻ hoạt động trên đường phố không còn mua những chiếc quần Jean với giá 300 USD nữa.


Trước đó không lâu, vào năm 2015, nhà bán lẻ thời trang đường phố Công ty Boston Karmaloop Inc cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc công ty đã gọi vốn quá nhiều và chịu áp lực tăng doanh số đến từ cổ đông. Chiến lược đưa ra với nhiều trang website bán hàng nhằm bủa vây thị giác của khách hàng được Karmaloop áp dụng, nó đồng nghĩa với việc họ không còn đủ sức sáng tạo cho phân khúc đường phố, dần cách xa với bản chất của tệp khách hàng ban đầu họ hướng đến. Họ đã đánh mất tất cả, bởi người tiêu dùng hiện đã khó tính hơn, họ tự định vị bản thân và mong muốn các nhãn hàng phải thiết kế sản phẩm theo ý họ.


Ngược lại với hai sắc thái trên, thì chúng ta nói thêm đến sự thành công của Supreme đến thời điểm hiện tại để thấy thị trường Streetwear không hề ảm đạm.

Ra đời năm 1994 trong cộng đồng trượt ván ở New York City, Supreme từ lâu đã đi theo hướng phát hành các bộ sưu tập với số lượng hạn chế, buộc người hâm mộ phải đổ xô đến trang web của họ hoặc đứng thành hàng dài tại một trong 11 cửa hàng của nó. Sản phẩm của công ty thường bán hết ngay lập tức và sau đó có thể được tìm thấy trong danh sách hơn 1.000 đô la trên eBay và các trang web khác. Mặc dù hiện tại nó đang được định hướng trở thành một sản phẩm có thể bán rộng rãi hơn, tuy nhiên vấn đề bản quyền logo đang có nhiều tranh cãi ở một vụ kiện tại Châu Âu, có thể làm chậm tiến trình mở rộng này.


Mỗi công ty sinh ra trong một bối cảnh khác nhau, cùng hướng đến cộng đồng văn hóa đường phố, tuy nhiên việc lựa chọn giữ vững bản sắc hay tăng trưởng nóng luôn cần những bài toán hợp lý. Nó sẽ làm đau đầu các nhà quản lý, tuy nhiên ở cộng đồng nào thì thói quen tiêu dùng và thị hiếu của khách hàng cũng cần được nghiên cứu kỹ.

Đối với những khách hàng gắn liền với đường phố, việc cá nhân hóa phong cách sẽ là điều ưu tiên nhất.


Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.