Đôi nét về nghệ thuật Cosplay

Đôi nét về nghệ thuật Cosplay

Bài viết được biên dịch từ tài liệu “100 Ideas that Changed Street Style" của tác giả Josh Sims.

Lần đầu tiên được phổ biến vào cuối những năm 1980, Cosplay có phần giống với những vở kịch nghiệp dư không có sân khấu, khi những người tham gia sử dụng trang phục và phụ kiện để thể hiện mình là một nhân vật mà bản thân yêu thích.



Các diễn viên Cosplay sẽ hoá thân thành một nhân vật thông qua trang phục, đôi khi là giọng nói, đặc điểm cơ thể và phong cách của một nhân vật cụ thể, thường được thần tượng hóa trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, truyện tranh. Từ vũ trụ Marvel và DC cổ điển của Mỹ cho đến Manga và Anime hiện đại hơn của Nhật Bản. 

Cosplay thời trang đường phố len lỏi vào những nền văn hóa giàu tính biểu cảm hơn. Ăn mặc cầu kỳ đã là nền tảng của của một nền văn hóa phụ trang riêng biệt, đáng chú ý nhất là ở Nhật Bản. Ở đó, các nhân vật Anime trở thành nguồn cảm hứng phổ biến cho Cosplay. Những bộ trang phục mang âm hưởng của các nhân vật Anime như Gundam Seed, Durarara, Rurouno Kenshin và Burst Angel,… Tuy nhiên, sự giao thoa giữa Cosplay theo thiên hướng giải trí và Cosplay theo thiên hướng thời trang ít được thể hiện rõ rệt ở những nơi khác, đặc biệt là ở phía Tây. 



Mãi đến khi trò chơi điện tử trở thành thị trường đại chúng vào những năm 1990, cùng với sự ra đời của Internet, giúp các Cosplayer giao tiếp và chia sẻ ý tưởng, thì Cosplay mới thực sự bùng nổ. Yếu tố được đánh giá cao trong Cosplay vẫn luôn là mức độ tương đồng với nhân vật gốc. Trang phục của Cosplayer được mua sẵn hoặc đôi khi là do chính tay họ làm ra. 

Một người thể hiện được chính xác màu tóc, nước da, hình xăm, kính áp tròng có hiệu ứng đặc biệt sẽ giành được sự khen ngợi từ cộng đồng Cosplay của họ. Và các cuộc thi Cosplay thường được đánh giá dựa trên chi tiết như thế.

*Tác giả: Luna Ngô. 

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.