Denim đã từng là biểu tượng của cuộc đấu tranh nhân quyền tại Mỹ

Denim đã từng là biểu tượng của cuộc đấu tranh nhân quyền tại Mỹ

Không thể biết được ai là nhà phát minh ra quần yếm và cũng không có ngày cụ thể khi chúng xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng có bằng chứng cho thấy quần yếm đã được sử dụng từ cuối những năm 1700 như một loại quần áo bảo hộ làm từ vải Denim và thường được mặc bởi những người nô lệ. Denim được sử dụng vì chất liệu này cứng cáp, và một phần vì nó tương phản hoàn toàn với những bộ quần áo bằng vải lanh hay ren của các gia đình làm chủ đồn điền.

Bên cạnh độ bền và sự tiện lợi, quần yếm đã từng được sử dụng để phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Sau cuộc Nội chiến tại Mỹ kết thúc và Tuyên ngôn giải phóng nô lệ hình thành tại các Bang miền Nam Hoa Kỳ, hệ thống phân chia đất đai trở thành tiêu chuẩn mới. Quần yếm Denim chỉ được mặc bởi những người lao động làm công mang đến một nhận thức rằng loại trang phục này chỉ dành cho người da đen hoặc người da trắng nghèo.


Stokely Carmichael, một triết gia của Phong trào đấu tranh cho người da đen mặc quần yếm

Người ta cho rằng mặc đẹp trong khi biểu tình sẽ tạo nên những phản ứng tích cực hơn từ những kẻ áp bức da trắng. Tuy nhiên, ăn mặc đẹp không chỉ là một phương thức phản đối chủ nghĩa phân biệt sắc tộc của người da trắng. Xuất hiện với trang phục đẹp là một chiến thuật sinh tồn được những người Da đen áp dụng để cố gắng ngăn chặn bạo lực từ những người da trắng trong cuộc sống hàng ngày và dần được mở rộng ra các cuộc biểu tình. Các nhà hoạt động chính trị đã sử dụng cả hai cách ăn mặc - Com lê và quần yếm Denim để thu hút thêm đối tượng khách hàng tiềm năng.


Quần yếm Denim không chỉ mang tính biểu tượng. Bằng cách mặc chúng, các nhà hoạt động có thể kết nối với các cộng đồng Da đen thuộc tầng lớp lao động để giúp họ được quyền bỏ phiếu bầu - điều được coi là liều mạng lúc bấy giờ, và vượt qua sự phân chia giai cấp.


Denim là diện mạo của Phong trào Dân Quyền. Nó mang tính biểu tượng sâu sắc trong cuộc đấu tranh giành tự do của Người da đen. Mặc denim là để phản đối chủ nghĩa phân biệt sắc tộc của người da trắng một cách trực tiếp và rõ ràng. Denim sau này được biết đến rộng rãi hơn, được quảng cáo và tiếp thị với một cách nhìn tươi mới hơn đã xóa đi sự phân biệt đối xử khi xưa.


Chiếc áo khoác Trucker ở đỉnh cao của phong trào Hippie mà Levi’s cho ra mắt vào những năm 60 là sự trở lại của phong cách mà tầng lớp lao động và nông dân đã mặc trong nhiều thập kỷ. Chúng là biểu tượng văn hóa của nước Mỹ. Chiếc áo khoác được ra mắt như một phong cách mới lạ vào năm 1962 đã được những người làm thuê nghèo ở miền Nam nước Mỹ sử dụng hàng thập kỷ. Những người lao động nghèo ở vùng nông thôn với phong cách Denim từ trên xuống dưới đã truyền cảm hứng cho những người có phong cách Hippie sau này. 

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.