Dancer Mai Tinh Vi chia sẻ ý tưởng về mô hình Dance Studio nhượng quyền

Dancer Mai Tinh Vi chia sẻ ý tưởng về mô hình Dance Studio nhượng quyền

Làm thể nào để có thể phát triển ngay 5-10 Studio trong thời gian một năm với chi phí không hề rẻ, đang là vấn đề nan giải của cả thị trường nhảy Hip Hop Việt Nam. Đây chính là tâm tư của một người đã gắn bó lâu năm với Hip Hip Việt – Dancer Mai Tinh Vi. Sau một thời gian đúc kết, thì hôm nay VHDP là đơn vị may mắn được mời gặp gỡ để chia sẻ vấn đề này. Cả hai phía cùng hi vọng sẽ là một lối mở mới về cách làm cộng đồng trong nhảy, để giúp đỡ các Dance có thể có một Studio với các phương án đơn giản và chi phí tiết kiệm nhất. 

VHDP: Hi Mai, rất vui được gặp lại Mai với một chủ đề rất mở, có thể nói là hướng đi hay cho các Studio trong thời gian tới, Mai có thể nói sơ qua mô hình nhượng quyền đó không?

Mai Tinh Vi: Chào VHDP, thực ra ý tưởng này cũng không mới với một số lĩnh vực khác trong nước hoặc trong cộng đồng nhảy ở một số quốc gia khác. Mỗi đất nước có mỗi đặc thù, vậy cho nên tôi cũng suy nghĩ đến phát triển sản phẩm Dance Studio nhượng quyền từ lâu tại Việt Nam, nhưng bản thân cũng còn chưa mạnh ở một số phương diện cho nên muốn cùng VHDP chia sẻ với mọi người, để nếu ai đó cùng ý tưởng thì có thể hợp sức làm chung.

Về cơ bản thì mô hình này nó sẽ hướng đến nhóm các nhà đầu tư ngoài ngành và một số người trong giới, muốn làm nhảy Hip Hop nhưng không biết tìm giáo viên, giáo trình và tuyển sinh vv.. ra sao. Mô hình có thể sẽ hỗ trợ họ được một số vấn đề:

- Hỗ trợ tư vấn về thiết kế phòng tập, bản biển hiệu, thương hiệu.

- Hỗ trợ giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy, đóng gói giáo trình nếu họ đã có giáo viên

- Đào tạo cách thức tuyển sinh, tư vấn học sinh định kỳ.

- Chiến lược truyền thông, kinh doanh.

Bởi hiện tại tôi thấy các tiêu chuẩn đang còn thiếu về mọi mặt khi một người mở Dance Studio, do vậy mới xuất hiện mong muốn thực hiện việc này.

VHDP: Như vậy là những nhà đầu tư gần như không phải làm gì phải không Mai?

Mai Tinh Vi: Gần như vậy thôi (cười), trên thực tế họ sẽ cùng phải quản trị mô hình cùng bên Mai và được chia lại lợi nhuận theo thỏa thuận. Bên Mai sẽ thu một khoản phí trong một thời gian nào đó để hỗ trợ ban đầu cho 04 chiến dịch trên. Sau đó thì cùng làm cùng hưởng lợi nhuận, ví dụ: phía mô hình hỗ trợ về mặt giáo viên, thì nhà đầu tư phải mạnh về vận hành hoặc có thể là kinh doanh, và có thể là ngược lại.

Trong tương lại sau đó, nếu họ có thể tự làm hoàn toàn, thì có thể chỉ thuê lại thương hiệu của Mô hình, còn lại họ tự làm tất cả. Đây là cách Mai hướng đến nhiều nhất để các nhà đầu tư có sự thoải mái khi vận hành Studio của họ.


VHDP: Nếu như sau khi họ tự vận hành mà ảnh hưởng đến thương hiệu của mình thì sao?

Mai Tinh Vi: Ở giai đoạn này họ sẽ phải có những cam kết về mặt giáo trình và khả năng của giáo viên đảm nhận lớp, bên Mai sẽ có giám sát. Sẽ có các kỳ sát hạch giáo viên thường xuyên tại văn phòng của Mai, đặc biệt nữa là đảm bảo đầu ra tốt, thì các Studio nhượng quyền còn phải cam kết cho học sinh tại đó đi thi một số cuộc thi do bên Mai chỉ định.

VHDP: Có thể sẽ là một mô hình rất hay và có khả năng nhân rộng nhanh, Mai nghĩ là thị trường sẽ chấp nhận sớm chứ?

Mai Tinh Vi: Việc chấp nhận nó thì sẽ sớm có thể, tuy nhiên nhân rộng nhanh thì Mai nghĩ cần 2 năm, vì đến hiện tại chưa thấy nhiều người nói về việc này. Ngoài ra cũng cần đảm bảo lượng giáo viên tốt để giúp các nhà đầu tư ban đầu nữa, vì các bạn biết đó nhảy có rất nhiều thể loại và nhiều người nhảy rất giỏi tuy nhiên chưa chắc đã có kỹ năng sư phạm để giảng dạy. Mai thì vẫn muốn ê kip có thể đảm bảo chất lượng bằng cách đi chậm trước và bùng nổ sau khi có dấu hiệu tích cực từ thị trường.


VHDP: Ngoài 4 yếu tố Mai hỗ trợ họ được như bên trên, thì khả năng còn vấn đề gì để họ có thể quan tâm cùng đầu tư vào mô hình này không?

Mai Tinh Vi: Bốn đầu mục đó là cơ bản thôi, nó là tạo nên một cái khung để còn có thể giàng buộc nhau về thỏa thuận. Còn lại sẽ phải tùy từng trường hợp có thể họ thiếu và yếu, thì cùng hỗ trợ nhằm đạt được thành tựu chung. Ví dụ giáo viên họ có việc nghỉ thì phải tìm người đứng lớp thay, hoặc họ muốn học sinh tham gia giải đấu, thì phải tư vấn giải phù hợp vừa đấu vừa học hỏi, đó sẽ là những thứ không thể thỏa thuận được.

VHDP: Tóm lại đây là mô hình tương đối khả thi bởi nó đang còn thiếu rất nhiều phòng tập chất lượng trên thị trường, đặc biệt một cái lạ là những người yêu Hip Hop đã tập một chút căn bản rồi, lại đang phải đi học ở một số phòng tập mà họ chẳng có gì liên quan đến Hip Hop cả. Hi vọng Mai có thể sớm tự phát triển hoặc tìm được những người có cùng sở thích để làm mô hình này. Cảm ơn Mai đã có buổi gặp để chia sẻ ý tưởng này.

Mai Tinh Vi: Chắc chắn rồi, Mai sẽ cố gắng và hi vọng có nhiều người quan tâm cùng phát triển nó, cảm ơn VHDP đã cùng Mai chia sẻ.


Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.