Có thật là cho thuê vỉa hè bài bản sẽ giúp chỉnh trang đường phố?

Có thật là cho thuê vỉa hè bài bản sẽ giúp chỉnh trang đường phố?

*Chú thích: KTS là viết tắt cho Kiến trúc sư

"Cho thuê vỉa hè bài bản sẽ giúp chỉnh trang đường phố": đó là phát biểu mà KTS Ngô Viết Nam Sơn đã chia sẻ với VNEXPRESS vào hôm 10/2 vừa qua. Tuy nhiên, liệu có phải nếu tiến hành cho thuê vỉa hè thì sẽ giúp chỉnh trang đường phố? 

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh nên tổ chức thu phí dùng tạm vỉa hè, bởi vỉa hè không chỉ dành cho người đi bộ, mà còn có thể được dùng cho nhiều mục đích khác như kinh doanh, buôn bán, đậu xe. Đã có nhiều bạn ủng hộ ý kiến này, tuy nhiên, cũng có không ít người bày tỏ quan điểm phản đối. 


Ảnh minh họa | Nguồn: báo VOV

Đối với cá nhân tác giả, khi nói về vỉa hè Việt Nam, thật sự khó có thể dùng một mĩ từ nào để diễn tả. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, vỉa hè của các khu vực trung tâm đã được khai thác tương đối tốt, nhưng chỉ cần đi tới các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 6,... thì vỉa hè đã không thật sự được dùng đúng mục đích của nó.

Bản thân vỉa hè khi được tạo ra, chúng ta phải xác định ưu tiên hàng đầu của nó là dành cho người đi bộ. Sau khi đã đáp ứng được nhu cầu này rồi thì mới nên nghĩ đến những câu chuyện khác như kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên ở địa bàn thành phố, phần lớn vỉa hè được dùng vào mục đích kinh doanh, chứ ít có chủ thể kinh tế nào nghĩ đến việc giành vỉa hè cho người đi bộ.

Bản thân là một người đi bộ nhiều, đã có những lần khi di chuyển trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, đoạn gần Vòng Xoay Hàng Xanh tác giả đã phải đi xuống luôn phần đường dành cho các phương tiện giao thông cơ giới đang lưu hành để có thể di chuyển, bởi vì lòng lề đường đã bị chiếm hết để làm bãi giữ xe. 

Ảnh: Vietnamnet

Nếu cơ quan chức năng trong địa bàn thành phố áp dụng phí cho thuê vỉa hè, có lẽ sẽ giải quyết phần nào trình trạng lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên chỉ áp dụng phí không thì vẫn chưa đủ. Ta cần có những chế tài mạnh hơn. Đối với những khung đường nào có vỉa hè rộng rãi, thông thoáng thì sau khi đã giải quyết câu chuyện về phần đường dành cho người đi bộ, lúc đó thì mới nên tính đến chuyện cho thuê. Còn ở những khung đường nào có vỉa hè quá nhỏ bé và chật hẹp, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên cấm luôn tình trạng tự ý sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh cá nhân. Từ đó tạo điều kiện cho người đi bộ di chuyển an toàn hơn. 

Hiện nay, chúng ta vẫn còn quá xem nhẹ yếu tố an toàn cho người đi bộ. Có lẽ vì người Việt đi bộ quá ít nên các cơ quan chức năng cũng không cần quan tâm quá nhiều. Ai đi đâu thì cũng muốn phải cho nhanh, cho tiện, bất chấp một thực trạng là giao thông trong thành phố hiện nay đang bị quá tải và xuống cấp tầm trọng.

Thứ chúng ta cần là "nhanh gọn lẹ" nên chả ai thèm đi bộ, bởi đi bộ vừa mệt, vừa tốn thời gian, vừa nguy hiểm. Có nhiều bạn chỉ di chuyển trên đoạn đường khoảng 500m mà cũng lật đật lấy chiếc xe ra để đi. Để rồi đi được nữa đường thì kẹt xe hết 15 phút. Trong khi đó nếu chịu khó đi bộ, có khi 15 phút là đủ cho cả đi cả về. 


Tuy nhiên, có ban giờ các bạn hãy thử xoay ngược vấn đề lại một chút. Tại sao chúng ta lại cảm thấy đi bộ lại mệt đến như thế? Tại sao việc đi bộ lại nguy hiểm và tốn thời gian? Phải chăn việc chúng ta cảm thấy quá mệt khi di chuyển nhiều là vì bản thân chưa có một nền tảng sức khỏe và dinh dưỡng đủ tốt. Và liệu việc đi bộ là không an toàn, có phải vì cơ sở hạ tầng của đất nước chưa đáp ứng đầy đủ? 

Ông bà tổ tiên của chúng ta từ hàng ngàn năm trước đã phải liên tục di chuyển bằng hai chân để tìm kiếm thức ăn. Khi đi bộ, đáng lẽ ra chúng ta phải cảm thấy mình khoẻ hơn, bởi nó là kiểu vận động tự nhiên nhất của loài người. Nếu mới đi một chút mà các bạn đã thấy mệt thì tốt nhất bạn nên đi tìm bác sĩ thì hơn. 


Nếu được kế hoạch thu phí vỉa hè được triển khai và phát triển đúng cách, dám chắc rằng như KTS Ngô Viết Nam Sơn đã phát biểu, diện mạo đường phố Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Ẩm thực đường phố của Việt Nam sẽ lại từ đó mà càng có thêm điều kiện để phát triển. Đóng góp thêm ngân sách cho nền kinh tế. 


Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn là Chủ tịch NgoViet Architects & Planners. Ông có trên 30 năm kinh nghiệm quốc tế về tư vấn thiết kế, quy hoạch kiến trúc tại châu Á và Bắc Mỹ. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Quy hoạch và Kiến trúc tại Mỹ, với văn bằng Tiến sĩ tại Đại Học Washington, và Thạc sĩ tại Đại Học California ở Berkeley. KTS Ngô Viết Nam Sơn là một trong những cây bút quen thuộc của độc giả VNEXPRESS. Ông có nhiều bài viết bày tỏ quan điểm về xã hội Việt Nam, nổi bật trong số đó là bài viết về dự án xây dựng nhà hát Thủ Thiêm, đã từng được đăng tải trên VNEXPRESS.


KTS Ngô Viết Nam Sơn

Anh em có đồng tình với quan điểm của KTS Ngô Viết Nam Sơn hay không? Ngoài những ý kiến mà tác giả đã nêu trên, liệu anh em còn có quan điểm nào khác? Đừng ngại bàn luận với Văn Hoá Đường Phố qua các cổng thông tin điện tử:

⭐️ Fangape: Văn Hóa Đường Phố.

⭐️ Instagram: Văn Hoá Đường Phố. 

*ý kiến cá nhân

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.