Chán chường là cảm giác có thể xảy ra sau một thời gian dài cố gắng hết sức và tự kỷ luật cao. Tuy nhiên, nếu không có đủ nhận thức về bản thân và những gì cần thực hiện trong công việc lẫn cuộc sống, chúng ta rất dễ nhầm lẫn với tính lười biếng, lười cố gắng và trì hoãn.
Dù cho chán nản có thể là một cơ hội tốt để điều chỉnh cách tiếp cận mới mẻ và phát triển hơn. Nhưng tự kỷ luật vẫn luôn là một đức tính quan trọng của một con người trưởng thành, hay trong bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào.
Vì vậy, để tránh nhầm lẫn giữa việc chán tạm thời và lười biếng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau để thay đổi.
1. Dấu hiệu của sự chán nản tạm thời:
- Cảm giác mệt mỏi hoặc căng thẳng: Khi bạn chán vì công việc hoặc nhiệm vụ căng thẳng, đây có thể là dấu hiệu chán tạm thời. Nó thường xuất hiện khi công việc trở nên quá đơn điệu, quá căng thẳng, hoặc bạn không còn hứng thú do thiếu sự mới mẻ, thách thức.
- Sau khi hoàn thành một mục tiêu hay công việc: Chúng ta thường cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng hoặc có cảm giác thành tựu sau khi làm được một điều gì đó. Điều này cho thấy đây chỉ tạm thời mất động lực, nhưng bạn vẫn biết trân trọng giá trị của công việc.
- Thái độ đối với bản thân và công việc: Khi chán tạm thời, bạn có thể cảm thấy tiếc nuối vì không làm được tốt nhất. Điều này cho thấy bạn vẫn coi trọng kết quả và muốn có động lực trở lại.
- Bạn vẫn muốn đạt mục tiêu khác và phát triển hơn: Bạn vẫn có mong muốn hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu, nhưng cảm thấy khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì sự tập trung trong một thời gian nhất định.
- Tìm lại động lực khi có sự thay đổi: Chán tạm thời có thể giảm bớt khi bạn thử thay đổi môi trường, cách tiếp cận mới, hoặc nghỉ ngơi đủ.
2. Dấu hiệu của sự lười biếng:
- Thiếu động lực dài hạn: Lười biếng thường đi kèm với sự thiếu động lực rõ ràng và lâu dài, chứ không phải là một cảm giác nhất thời. Người lười biếng có thể không muốn bắt đầu công việc ngay cả khi không gặp căng thẳng hay áp lực.
- Không có cảm giác tội lỗi khi trì hoãn: Người lười biếng thường không thấy áp lực hay cảm giác khó chịu khi công việc bị trì hoãn, trong khi người chán nản thường cảm thấy thất vọng với bản thân khi không hoàn thành nhiệm vụ.
- Không có mục tiêu cá nhân: Cảm thấy việc đạt được mục tiêu là quá khó khăn hoặc không quan trọng. Thậm chí, bạn có thể nghĩ ra đủ các lý do để trì hoãn mỗi ngày.
- Không cố gắng cải thiện: Lười biếng thường đi kèm với sự từ chối thay đổi hoặc cải thiện tình trạng hiện tại, mặc dù biết mình cần làm.
- Tự bào chữa: Lười biếng thường đi kèm với tâm lý không quan tâm hoặc tự bào chữa rằng "sẽ làm vào lúc khác," và điều này xảy ra thường xuyên.
3. Một số gợi ý để thay đổi
- Xây dựng kỷ luật dần dần: Nếu thấy mình lười biếng, hãy thử bắt đầu từ các nhiệm vụ nhỏ để dần nâng cao sự kiên trì và trách nhiệm.
- Thử các giải pháp cải thiện: Đã được nêu ở bài viết trước.
- Điều quan trọng là hiểu rõ bản thân và tìm cách khắc phục từ từ, tránh cảm giác tự trách quá mức, vì điều này chỉ khiến tình trạng thêm khó kiểm soát.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.