Boombox là gì? Nó liên quan gì đến văn hoá Hip Hop

Boombox là gì? Nó liên quan gì đến văn hoá Hip Hop

Vào những năm 80s-90s, trong thời kì mà Hip Hop đang trên đà hưng thịnh thì Boombox là một thiết bị vô cùng phổ biến. Nó có gắng kết sâu sắc với cộng động, thường hay được các nghệ sĩ đường phố dùng làm công cụ để biểu diễn. Tuy nhiên, dần dần thì việc sử dụng Boombox bị cấm ở những nơi công cộng, và rồi nó cũng chìm vào quên lãng.

Vậy lý do gì khiến Boombox bị cấm? Tại sao một món đồ vật như thế này lại có liên quan mật thiết đến văn hoá Hip Hop như thế? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong ngày hôm nay. 

Boombox là gì?

Boombox là một thiết bị dùng để phát nhạc và nghe Radio khá phổ biến vào những năm 80-90s. Không giống như những thùng loa kéo cồng kềnh, hay giàn Ampli nặng trĩu thường thấy tại các đám cưới ở khu vực miền Tây thì Boombox có thể được mang đến mọi nơi. Do nó có trọng lượng cũng tương đối nhẹ và được trang bị phần tay nắm rắn chắc phía trên. 


Boombox

Boombox vận hành bằng pin sạc hoặc lấy năng lượng trực tiếp từ nguồn giống như nhiều thiết bị loa hiện nay trên thị trường. Do là một máy phát nhạc, nên công dụng chính của Boombox đó là dùng để phát nhạc, có thể là từ đĩa CD, nhưng phổ biến nhất vẫn là băng cát-xét. 

Boombox có chất âm khá nặng và đầm, đặc biệt là âm bass. Khi phát những bài nhạc Hip Hop, Boombox thường phát ra âm thanh nặng trĩu: Bùm Bùm,... Từ đó lý giải cho sự ra đời của cái tên Boombox. Ngoài ra thì Boombox còn có một tên gọi khác là Ghetto Blaster.

Khoảng thời gian từ 1980-1990 chứng kiến sự bùng nổ của những chiếc Boombox trên đường phố nước Mỹ. Ngày nay, thiết bị này vẫn còn được nhiều nghệ sĩ đường phố dùng để biểu diễn, một phần là vì nó hoài niệm, và một phần vì nó đã một thời quá thông dụng. Tuy nhiên, Boombox cũng gắn liền với không biết bao nhiêu là tiếng xấu. 

Làm thế nào mà Boombox gắn liền với văn hoá Hip Hop?

Những năm 80-90s, khi mà chưa có công nghệ lưu trữ đám mây, hay các thiết bị như đầu đọc USB, thẻ nhớ,... ra đời, thì cách duy nhất để người ta lưu giữ một giai điệu, một bài nhạc ấn tượng, chính là dùng băng cát-xét. 

Vào thời điểm đó, nếu có được băng cát-xét của nghệ sĩ thì phải nói là quý như vàng. Nó không chỉ là một nơi lưu trữ nhạc, mà còn là nơi chứa đựng các di sản, những giá trị tinh thần to lớn. Đối với các Dancer đời đầu tại Việt Nam thì thông qua băng cát-xét là cách duy nhất để họ có thể tiếp cận với các khúc nhạc nhảy, hay là với các bài hát của những huyền thoại như Michael Jackson. Vậy nên cũng có thể nói rằng nó đã giúp một phần không nhỏ trong công cuộc truyền bá văn hoá Hip Hop đến với Việt Nam vào những ngày đầu. 


Băng Cát-xét

Tuy nhiên, băng cát-xét không thể nào tự nó phát nhạc, vậy nên cần một thiết bị để thực hiện công đoạn này và Boombox là thứ có thể làm điều ấy. Dần dần, thiết bị này trở thành một thứ gắn liền với cộng đồng Hip Hop. Thông qua Boombox và băng cát-xét thì những khúc nhạc Rap/Hip Hop được truyền bá đi khắp mọi nơi. Người ta dùng Boombox để nghe tại nhà, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở nơi công cộng. Và với Boombox thì việc mà bạn khiến người khác phải nghe bài hát của mình trở nên dễ hơn bao giờ hết. 


Âm nhạc không chỉ bao gồm giai điệu và ca từ mà nó còn là những suy tư, cảm xúc của một cá nhân. Những người tại các khu phố nghèo, đặc biệt là Mỹ Đen ngày ấy bị kì thị thậm tệ. Thông qua âm nhạc, họ tìm cách để truyền tải những gì mình nghĩ, những gì mình muốn bày tỏ. Và để âm nhạc của mình có thể đến với nhiều người thì nhất định là phải dùng Boombox

Vì vậy họ bắt đầu làm nhạc, thu vào băng cát-xét sau đó mang ra phát ở nơi công cộng. Những người này muốn nói rằng: Đó là tôi, là những gì tôi nghĩ, và tốt nhất là các anh nên chú ý tới điều ấy. 


Trào lưu sử dụng Boombox vẫn cứ thế mà phát triển, dẫn đến việc nhiều thương hiệu bắt đầu bắt tay vào sản xuất thiết bị này. Từ một cái máy phát nhạc thô sơ và đơn giản, Boombox được các nhà sản xuất trang bị thêm đèn, thêm công nghệ. Tuy nhiên một khoảng thời gian sau thì Boombox bị cấm ở những nơi công cộng. 

Tại sao Boombox lại bị cấm ở nơi công cộng? 

Việc sử dụng Boombox tại những nơi công cộng là một con dao hai lưỡi đúng nghĩa. Mặt tốt, nó giúp truyền bá âm nhạc đến với mọi người nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng có một điều mà hầu như chúng ta đã quên, rằng không phải ai cũng thích nghe nhạc Rap/Hip Hop. Nó nói về những vấn đề nhức nhói, đôi khi là nhạy cảm và ca từ có phần tục tĩu. Và việc mà người ta cứ phát thứ âm nhạc này trên phố dẫn đến khá nhiều vấn đề.


Thêm vào đó Boombox có chất âm khá nặng tai. Việc cứ bật nó hàng giờ liền tại những nơi công cộng dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Và cứ thế, Boombox trở thành một tội đồ, nó được gán cho cái tên Ghetto Blaster - Có thể được hiểu như là KẺ PHÁ HOẠI. 

Sự ra đời của máy nghe nhạc cầm tay

Vào cuối những năm 80s, Boombox bắt đầu ít xuất hiện trên đường phố. Những quy định về việc cấm sử dụng Boombox tại nơi công động bắt đầu phát huy tác dụng. Sự thiếu vắng của thiết bị này đòi hỏi phải có một món khác thay thế. Và cuối cùng thì “người thay thế” này cũng xuất hiện, trong hình hài của một thiết bị điện tử nhỏ tí, ấy vậy mà lại lưu trữ được nhiều nhạc hơn, tiện dụng hơn. Đó chính là những chiếc Máy Nghe Nhạc cầm tay. Và dần dần thì thiết bị này thay thế những chiếc Boombox, khiến nó chìm vào quên lãng. 


Kết Luận

Hiện nay Boombox vẫn còn được các nghệ sĩ đường phố sử dụng. Hình ảnh của nó đã gắn chặt với văn hoá Hip Hop, đến nỗi hầu như  người ta chẳng dùng nó để nghe một thể loại nhạc nào khác. Nhạc Rap ngày nay có thể được làm ra từ máy vi tính đắt tiền và phát qua giàn loa đặt trong những Studio tiền tỉ, nhưng nó chỉ đơn thuần là một thiết bị âm thanh. Còn đối với Boombox, nó không đơn thuần chỉ là một thiết bị, mà nó còn là nơi chứa đựng cả một nền văn hoá. 

Hiện nay tuy những chiếc Boombox vẫn còn được mua đi bán lại, nhưng chỉ dùng cho mục đích sưu tầm là chủ yếu. Nếu anh em vẫn chưa biết tìm những chiếc Boombox ở đâu thì có thể đến ngay ngôi nhà mới của PUSW tại 79 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1. Tại đây vẫn còn lưu giữ khá nhiều Boombox, một số còn được sơn lại để trong càng ngầu và chiến hơn nữa, nhưng tất cả chỉ dùng cho mục đích trưng bày thôi nhé. Dưới đây là một số ảnh:





Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.