50 năm Hip Hop cùng 50 từ vựng thông dụng

50 năm Hip Hop cùng 50 từ vựng thông dụng

Gần được 50 tuổi xuân, mời anh em trong ngoài học về “ngôn ngữ” của chúng tôi qua 50 từ thông dụng nhất. Đồng thời bổ sung và củng cố kiến thức - một điều vốn dĩ không bao giờ thừa

1. DJ

DJ hay Disc Jockey có trước Hip Hop, và nó là một trong 5 nhân tố chính của văn hóa này cùng với (MCing, Graffiti, Breakdancing và Knowledge (kiến thức)). DJ Kool Herc được xem như là người đã sáng tạo ra các kĩ thuật DJ mới khi ông sử dụng Turntable và Mixing để luân chuyển và pha trộn âm thanh từ các đĩa nhạc Soul và Funk của mình. DJ Grandmaster Flash và Afrika Bambaataa cũng được coi là những người tiên phong trong văn hóa và âm nhạc Hip Hop thời kỳ đầu.

2. MC

Trong thời kỳ đầu của Hip Hop thì DJ luôn là trọng tâm chính và người đồng hành cùng những đoạn Beat đó với lời và vần điệu của mình được gọi là MC. Sau này, MC thường được biết đến với vai trò là người dẫn chương trình nhiều hơn. MCing có nghĩa như Rap, và Rapper thực chất cũng đồng nghĩa với MC thời đó. Coke La Rock và Kurtis Blow là hai MC đầu tiên của Hip Hop.

3. Rap

Trong nhiều trường hợp, các từ Rap và Hip Hop đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Chính xác thì Rap chỉ là một yếu tố trong Hip Hop nhưng cũng được xem là một nhân vật chính. Rap, vừa là danh từ vừa là động từ được sử dụng theo nghĩa âm nhạc như mọi người vẫn biết từ 1970. Trước đó, Rap có nghĩa là “một màn thể hiện bằng lời nói ấn tượng” và nó phải có mặt ít nhất từ năm 1950.

4. Turntable

Điều đặc biệt nhất ở những đoạn Beat mà Kool Herc chơi là ông nối dây vào hai bàn xoay đĩa và dùng một kỹ thuật mà ông gọi là "Merry-Go-Round" để tách đoạn Breakbeat trong bài hát ra rồi xoay để chúng trở nên dài hơn. 


5. Beat (Nhịp điệu)

Nhịp điệu là một trong những yếu tố cơ bản nhất của nhạc Hip Hop. Kết hợp Beat với một đoạn giọng, ta có một bài nhạc. Một trong những bản Hit nổi tiếng đầu tiên của Hip Hop là "Rapper's Delight" của Sugarhill Gang đã đề cập đến nhịp như sau: "Bây giờ những gì bạn nghe không phải là một bài kiểm tra mà là tôi đang Rap theo nhịp đấy." 

6. Lyric (Lời nhạc)

Một phần khiến Hip Hop trở nên hấp dẫn một thời gian dài là vì nó luôn có câu chuyện để kể và phương tiện để biểu đạt những thông điệp đó ra là từ ngữ - lời bài hát. Các phong cách viết lời cũng đa dạng như nền văn hóa Hip Hop vậy từ thô sơ đến tinh tế. Cùng với những chủ đề và ý tưởng được đưa ra trong lời bài hát cũng rất đa dạng.

7. Rhyme (Vần điệu) 

Vần điệu gắn liền với lời bài hát Hip Hop đến nỗi từ vần điệu (Rhyming) có thể đồng nghĩa với Rapping. Nhiều nghệ sĩ đã mang chất thơ vào Hip Hop như MF Doom và Andre 3000, những người đã tạo ra những cấu trúc và vần điệu phức tạp. 

8. Flow 

Flow (dòng chày) của một Rapper là: Pacing (nhịp độ), Rhythm (giai điệu), Cadence (nhịp, phách, điệu) và cả chất lượng giọng hát (Vocal) khi họ chuyển đổi lời cùng với nhịp (hoặc đôi khi không có cả nhịp). Flow của mỗi Rapper đều khác nhau và là duy nhất, họ có thể thay đổi Flow ở bài này hoặc bài hát hoặc trong cùng một bài. 

9. Double Entendre (nghĩa kép)

Vì luôn tự thúc đẩy bản thân phá bỏ giới hạn của ngôn ngữ, các Rapper đã trở thành những người chơi chữ hàng đầu. Một trong những cách chơi chữ chủ yếu của Hip Hop là “nghĩa kép” có nghĩa là một lời nhưng mang hai ý nghĩa. Một số nghệ sĩ còn lồng ghép bốn hoặc thậm chí nhiều nghĩa hơn và những người hâm mộ sẽ mổ sẻ chúng.


10. Breakdancing

Breakdance, bắt nguồn từ những năm 1970, là một phong cách nhảy chủ yếu chuyên về Footwork (chân) và thường xuất hiện ở các trận đấu (Battle). Đây cũng là một yếu tố chính trong văn hóa Hip Hop. Từ “Break” trong “Breakdance” giống như từ “Break” trong nhạc Hip Hop. 

11. Graffiti

Tương tự, nghệ thuật Graffiti cũng là một trong những yếu tố hình thành văn hóa Hip Hop. Darry “Cornbread” McCray được coi là nghệ sĩ Graffiti hiện đại đầu tiên. Anh ấy đã viết tên của mình khắp Philadelphia vào những năm 1960 và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ khác thể hiện bản thân theo cách tương tự. Nghệ thuật Graffiti đã đến thành phố New York vào năm 1973. Lee Quinones được coi là một trong những người tiên phong đầu tiên của Subway Art.

12. Mic

Kể một chút về các công cụ, các bài Rap cũng thường nhắc đến Mic như: “Big’s on the mic; call the undertaker” - Notorious B.I.G trong bài “Microphone Murderer”. Động tác ngắt câu mạnh mẽ được gọi là thả Mic (hành động cố ý làm rơi Micro khi kết thúc biểu diễn) xuất hiện vào những năm 1980 từ những nghệ sĩ như Eddie Murphy.

13. Scratching

Là một kỹ thuật của Turntable khi DJ chà lên bề mặt đĩa than để tạo ra âm thanh riêng biệt. Theo DJ Grand Wizzard Theodore, ông đã phát hiện ra kỹ thuật này lúc còn nhỏ khi vô tình để kim chà vào đĩa nhạc. Ông đã rất thích âm thanh đó và bây giờ chúng ta có một trong những kỹ thuật quan trọng nhất, chà đĩa. 

14. Mixtape  

Từ Mixtape ban đầu được dùng để chỉ một bản tổng hợp các bài nhạc từ nhiều Album khác nhau hoặc Radio vào một băng Cassette. Nhưng từ Mixtape sau này được áp dụng cho tuyển tập bài hát được phát hành bởi các nghệ sĩ có các bản nhạc mang tính thử nghiệm hoặc tự phát hơn là một Album được sản xuất tỉ mỉ. Được triển khai bởi cả nghệ sĩ chính thống (Mainstream) hay cả nghệ sĩ Underground. Mixtape gắn liền với Hip Hop, đại diện cho những người trong cộng động và di sản của những màn hợp tác. 


15. Beatboxing

Beatbox là “mô phỏng âm thanh và nhịp điệu của nhạc cụ gõ hoặc trống bằng cách sử dụng miệng và giọng”. Đây là một loại hình nghệ thuật với những người tiên phong ban đầu là Doug E. Fresh, Rahzel và Biz Markie.

*Nguồn : Redbull.

*Tác giả: Minus.

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.