Đoạn cuối của đoạn Clip của người đàn ông khoảng 35-40 tuổi, hai tay cầm 2 bình sơn, làm người trong giới Graffiti liên tưởng đến anh ta là một thành viên của 1UP - nhóm vẽ nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên anh ta chỉ là một người vẽ bậy tên mình, trên một địa danh tại khu du lịch Mũi Dinh tỉnh Ninh Thuận trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua
Ảnh VHĐP cắt từ clip của ZingNews
Chắc hẳn anh chàng này đã được nhìn đâu đó trên đường phố, các nghệ sỹ Graffiti thực hiện những tác phẩm của mình và khi đi du lịch với bạn bè, anh ấy đã chuẩn bị đồ nghề hết sức kỹ lưỡng, có chủ đích để thể hiện bản thân mình. Nhưng mọi người có thể thấy, lập tức anh nhận được một đống gạch ngói để về sửa lại nhà từ rất nhiều người trong cộng đồng, và sau bài viết này sẽ là giới Graffiti Việt Nam.
Kiểu Bomb - hay gọi là vẽ trộm, bị người đàn ông này hiểu lầm và hành động của anh ta là vẽ bậy. Để Bomb được bạn phải có trình độ rất cao, vì mỗi bức phải làm rất nhanh nhưng phải đạt được trình độ về thẩm mỹ, nhưng mọi người thấy đó Tag một cái tên "Đạt Đà Lạt" còn không nên hồn. Nhưng cũng rất may sau khi Tag, anh ta sẽ dễ dàng được các cơ quan quản lý nhà nước tìm ra tung tích.
Graffiti đã phải mất rất nhiều thời gian để mở được các cuộc triển lãm chính thống, xóa bỏ đi được suy nghĩ đó là môn chơi của giới tội phạm. Tuy nhiên nó sẽ dễ dàng bị những người trong xã hội quy trở lại tàn tích xưa, nếu họ liên tục được xem những thứ như người đàn ông này vẽ. Với một người chưa tiếp cận và không có hiểu biết về Graffiti, thì Tag kiểu này với Tag của dân Hip Hop chẳng khác gì nhau là mấy.
Mọi người sẽ so sánh bằng, giữa một người ngẫu hứng mua hai hộp sơn ngoài chợ và một người dùng cả tuổi trẻ để theo đuổi một môn nghệ thuật là ngang nhau. Chắc chắn sự bất công này không được phép tồn tại, bởi Graffiti giờ đây không chỉ còn là một môn nghệ thuật đường phố mà nó là một môn khoa học nghệ thuật. Nó có lịch sử hình thành, có lý luận phát triển riêng và chứa đựng chiều sâu cảm xúc.
Chính vì vậy cần nghiêm trị những hành động như trên, bởi nó rất dễ làm người khác hiểu lầm cả một cộng đồng làm nghệ thuật. Đặc biệt như bài viết của chúng tôi, cần chú thích thêm rằng. "Đạt Đà Lạt" không phải người trong giới và tác phẩm của anh ta không phải là Graffiti hay Street Art.
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.