Street Art ra đời ở đâu và như thế nào? (Phần 1)

Street Art ra đời ở đâu và như thế nào? (Phần 1)

Các Graffiti Writer bắt đầu ký tên của họ trên mọi bề mặt vào cuối những năm 1960. Và khi Keith Haring đến New York vào năm 1978, mỗi toa tàu điện ngầm nơi đây đều được ký tên hoặc sơn và thành phố đã bắt đầu một hiện tượng tràn lan và mất kiểm soát.

Philadelphia có lẽ là nơi sinh ra nghệ thuật Graffiti nhưng New York là nơi đã thúc đẩy hiện tượng này bùng nổ. 

Trở về cuối những năm 60 tại New York, trung tâm của những sự thay đổi diễn ra. Julio 204 bắt đầu vẽ tên mình trên khắp đường phố và tàu điện ngầm. Năm 1968, chữ ký này còn thậm chí lan rộng ra ngoài cả khu ông sống nhưng không thể nào lần theo được dấu vết của ông.

Năm 1971, Taki 183 (một thanh niên Hy Lạp mười bảy tuổi tên thật là Demetrios), lắp đầy khắp Washington Heights ở Manhattan đến New York bằng các chữ ký của mình. Một phóng viên của tờ New York Times cố gắng hiểu ý nghĩa của các chữ ký này và đã liên lạc với anh ấy để phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn có tên là “Taki 183 Spawns Pen Pals” và nó khiến anh nổi như cồn khắp nơi. Thời đó, bất cứ ai viết tên của mình nhiều lần, ở những nơi khó khăn hoặc nguy hiểm nhất, sẽ trở thành “anh hùng” trong cộng đồng người vẽ Graffiti. 


Từ năm 1971, thành phố New York đã chi khoảng 300.000 Đô một năm để dọn dẹp những nơi công cộng khỏi những hình vẽ. Thói quen ký tên ở các không gian công cộng và đặc biệt là trên tàu điện ngầm đã tràn lan từ đầu những năm 70. Trong số rất nhiều cái tên chúng ta có thể nhớ đến: Greek, Bronson 1, Tree 127, Phase II, Lady Pink (người phụ nữ duy nhất trong nhóm) và nhiều người khác nữa. Chữ ký là phần quan trọng nhất để khẳng định danh tính. Cay 161 đã tuyên bố rằng “Chữ ký là tín ngưỡng của Graffiti!”.


Ngay từ đầu, các Writers đã rất thích các con tàu, tàu điện ngầm chạy khắp nơi trong thành phố khiến các ký hiệu trở nên dễ thấy và có vai trò kết nối và liên lạc giữa các vùng lân cận của thành phố. Vì những lý do này mà các Writers rất ưa thích “bomb” trên tàu. Một số còn cho rằng sự chuyển động của các con tàu đem lại hiệu ứng khó có được khi vẽ trên tường, màu sắc cũng nổi bật hơn.

Họ thường vẽ trên làn 2 và 5 bởi nó thường phục vụ khách ở những khu vực lớn của thành phố, giúp truyền bá tên tuổi của các nghệ sĩ. Những rủi ro mà các Writer phải đối mặt lúc này là bị bắt, vấp phải làn ray thứ 3 có điện hoặc bị tàu đâm phải. 

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.