Graffiti qua góc nhìn của một đầu bếp

Graffiti qua góc nhìn của một đầu bếp

Bài viết được biên dịch từ tài liệu “What Do Graffiti and Fine Cuisine Have in Common? Chef Edward Lee Explains” được đăng tải trên The New York Times. Anh em hãy đọc bài viết góc để có cái nhìn cận cảnh nhất nhé.

“Sinh ra và lớn lên tại Brooklyn, Graffiti đã như là một phần in trong máu thịt của tôi” - Edward Lee, một đầu bếp.

Tuyến xe lửa L, từ Rockaway Parkway Yards đến trạm dừng cuối cùng ở đầu phía tây của Đường 14, Manhattan, dài khoảng 10 dặm. Nhưng đối với một đứa trẻ lớn lên ở khu dân cư Canarsie, quãng đường này như cách xa bằng cả một vũ trụ. Tôi lớn lên trong những toa tàu điện ngầm ở Brooklyn và Graffiti là đã ăn sâu vào tuổi thơ của tôi. Tôi thường dùng đầu ngón tay lần theo những đường nét uyển chuyển của một Tag, trong lúc đó, tôi cảm nhận được sự vuốt ve hoang dã của đôi một bàn tay vô chủ đã dám để lại một dấu ấn trên thế giới này.



Graffiti là những dấu hiệu của một thế giới ngầm nhỏ bé được viết bằng mật mã, được thực hiện một cách đầy kiêu hãnh trong bóng tối. Điều mà hầu hết người dân coi là phá hoại, tôi lại coi đó là nghệ thuật. Tôi đã không đến thăm viện bảo tàng. Phòng trưng bày duy nhất mà tôi biết là những con phố và tàu điện ngầm của Thành phố New York, nơi những đứa trẻ tìm kiếm sự sống trong mới thế giới ảm đạm bị bủa vây bởi đói nghèo.

Nghệ thuật Graffiti hiện đại ngày nay đã phát triển từ thành phố New York. vào những năm 1970 và 80. Những vùng như Philadelphia, và các thành phố nhe Chicago, Los Angeles có những khung cảnh riêng, nhưng tôi lớn lên ở New York, trong thời kỳ hoàng kim của Graffiti, và không có gì khác có thể sánh được với sức mạnh của văn hóa đó, vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay.



Mọi thứ bắt đầu từ những toa tàu điện ngầm, bởi vì tất cả những người nghèo đều hội tụ trong những không gian đó và tìm thấy nhau, theo một cách tình cờ và ngẫu nhiên. Graffiti là nền tảng cho một nền văn hóa Hip Hop sơ khai đang trỗi dậy trên đường phố: nhảy Breaking, áo Bomber, mang giày adidas Superstar, lon Krylon và Boombox. Tôi nghe thấy những đứa trẻ thốt ra những lời Rap nhanh nhảu khi đang ngồi trên tàu. Tôi nhìn thấy những động tác nhảy mượt mà như “vô trọng lực” của các BBoy, BGirl. Tôi đã được chiêm ngưỡng tất cả chúng.

Tôi biết những đứa trẻ không biết đọc nhưng có thể vẽ ra những kiệt tác trong Black Book của chúng, chỉ bằng một cây bút màu. Những người tiên phong như Taki 183 đã tạo ra một thế hệ nghệ sĩ Graffiti huyền thoại như Dondi, Seen, Lee, Revolt, Phase 2, Sane, Smith, Lady Pink và vô số người khác. Họ đã mở đường cho những nghệ sĩ như Cost, Revs, Shepard Fairey và Banksy, những người được cả thế giới biết đến và yêu mến.



Nhưng đây là câu chuyện của thế kỷ trước, trước khi Graffiti được trưng bày tại các triển lãm. Khi tỷ lệ tội phạm đang ở mức cao nhất mọi thời đại, thì không có cách nào để chúng ta “lãng mạn hóa” thời đại. Người nghèo phạm tội chống lại người nghèo khác. Những kẻ buôn bán ma túy dường như có mặt khắp nơi. Sự tuyệt vọng bao trùm trong những tòa nhà đổ nát và những sân ga tàu điện ngầm đầy chuột. Lúc này, nghệ thuật xuất hiện như một niềm an ủi.

Có một nghịch lý trong nghệ thuật Graffiti khiến nó trở thành loại hình nghệ thuật “bi thảm” nhất - đó là các nghệ sĩ Graffiti đa số là ẩn danh, nhưng họ luôn khao khát được công nhận. Khi Tag của một nghệ sĩ được biết đến, đó không phải tên thật của nghệ sĩ ấy. Danh tính của người nghệ sĩ bị ẩn, nhưng Tag của họ lại ở khắp mọi nơi. Nó vừa trần tục vừa thiêng liêng. Về cốt lõi, Graffiti mang tính hư vô. Và đó là lý do tại sao tôi yêu nó.



Những món ăn được bày trí đẹp mắt cũng vậy. Tôi là một đầu bếp và có mối liên hệ giữa sự trường tồn của ẩm thực và nghệ thuật đường phố. Khi văn hóa Graffiti mà tôi từng biết tàn lụi vào cuối những năm 80, tôi đã khao khát một thứ gì đó cao siêu và siêu thực như loại hình nghệ thuật này. Tôi tìm thấy nó trên một chiếc đĩa sứ trong một căn bếp kiểu Pháp. Tôi tìm thấy một cộng đồng gồm những con người tự do, đầy đam mê và luôn… sống về đêm. Các đầu bếp phải bỏ ra hàng giờ liền để tạo ra một đĩa thức ăn, và chúng biến mất chỉ sau vài phút. Điều đó thật vô lý, nhưng dù sao chúng tôi cũng đã chấp nhận.

Edward Lee, tác giả của hai món ăn "Buttermilk Graffiti" và "Smoke & Pickles", là đầu bếp và chủ sở hữu của một nhà hàng ở Kentucky, đồng thời là giám đốc ẩm thực. Anh đã nhận được đề cử Emmy cho vai diễn trong loạt phim "The Mind of a Chef" và gần đây nhất, anh đã viết và dẫn chương trình phim tài liệu nổi bật "Fermented".

Tác giả: Luna Ngô

Văn Hóa Đường Phố | Vietnam Street Culture

Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.