Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc trên đường phố đã được biết đến từ rất lâu trên thế giới. Bằng cách chọn biểu diễn cùng nhạc cụ, hát đơn, hát nhóm ở nơi cộng cộng, dần nó thành một kiểu “nghi thức thành thị”, tức là con người xây dựng được một thói quen rất nghiêm túc khi tham gia các quy phạm nơi công cộng. Tự mình góp mặt, tụ họp trong một cộng đồng với tinh thần bình đẳng và xây dựng những điều tốt đẹp nhằm duy trì nó.
Kể từ khi có sự góp mặt của cộng đồng Hip Hop, giúp nó có thêm một khái niệm rõ ràng hơn, giúp định vị lại giá trị của những hình thức biểu diễn đó – là âm nhạc Hip hop. Khác với phần lớn thời gian của thế kỷ 20, kể từ sau 1979 đến nay, thế kỷ 21 khi nói về các lĩnh vực “Âm nhạc đường phố” người nghe thường liên tưởng đến chất nhạc của người da màu sáng tác, liên quan đến bàn DJs, ca sỹ hát Rap, nhiều hơn là một ban nhạc sống với đàn Ghita hay Violin và Trống.
DJ Kool Herc là người tiên phong trong việc phát triển âm nhạc Hip hop, giai điệu, ngôn từ cốt lõi được lấy từ những gì diễn ra ngoài trời trên đường phố nghèo, công viên, sân bóng rổ vv... Nơi những người da màu sinh sống trước đây.
Các DJ như Grand Wizzard Theodore, Grandmaster Flash và Jazzy Jay đã tinh chỉnh và phát triển thêm thông qua sử dụng Breakbeat, ghép nhạc và miết đĩa.
Những bài hát có tầm ảnh hưởng giúp định hình phong cách của âm nhạc Hiphop như "King Tim III” của Fatback Band, "Rapper's Delight” của The Sugarhill Gang, "Christmas Rappin” của Kurtis Blow.
Ngày nay, âm nhạc đường phố rất đa dạng, vẫn bao gồm ca hát, các nhạc cụ, sản phẩm dân gian như trước đây, nhưng một nhánh có độ lớn phát triển không giới hạn, phát triển nhanh và rõ nét gắn liên với cái tên “ âm nhạc đường phố’ vẫn là âm nhạc Hip Hop. Thứ âm nhạc theo bước chân của các thể loại âm nhạc gốc Mỹ, Phi, Latinh như Blues, Jazz, Funk, Salsa vv..
Đăng kí E-mail để cập nhật và không bỏ lỡ các thông tin mới nhất từ chúng tôi.